DakLak:
1. Ưu điểm:
Mua bán cà phê trên thị trường tương lai là một phương thức hỗ trợ tích cực hoạt động xuất khẩu cà phê trên thị trường trong nước, là công cụ phòng chống rủi ro rất hiệu quả. Hiểu đơn giản rằng, để bảo đảm kinh doanh cà phê ở thị trường
trong nước không bị lỗ trong tình hình giá lên xuống chập chờn, nhà buôn cà phê sẽ mua bán một lượng cà phê trên mạng, đặt lệnh bán ngay khi thấy giá có lời.
Tham gia mua bán trên thị trường tương lai giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể yên tâm vì biết trước giá mình sẽ mua hay bán, nếu bán được với giá tốt thì khoản lãi trên thị trường tương lai có thể bù đắp cho các khoản lỗ trên thị trường hàng thật và ngược lại. Hơn nữa, các doanh nghiệp có lãi thì các nhà xuất khẩu cà phê sẵn sàng mua cà phê của nông dân với giá cao hơn giá thị trường, vì vậy mà người dân trồng cà phê cũng được hưởng lợi bất kể các yếu tố bất trắc như
thêm thu nhập và yên tâm sản xuất.
Ngoài ra, khi tham gia trên thị trường này, Công ty có thể nắm bắt thông tin về giá cả thị trường một cách chính xác và nhanh chóng, tránh được tình trạng bị
ép giá do mù mờ về sự tăng giảm không ngừng với biên độ dao động lớn của thị trường. Nhờ đó có thể chủ động điều tiết, cân đối công việc kinh doanh của mình
để đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Nhược điểm:
Hiện nay Công ty chưa có phòng Marketing để nghiên cứu thị trường và nắm bắt thông tin 1 cách nhanh chóng và kịp thời nhất. Vì vậy, đối với những biến
động trong nước cũng như trên thế giới thì Công ty không thể đối phó kịp thời và phải chịu thua lỗ nặng trong những tình huống như vậy.
Biểu đồ giá cà phê giữa Việt Nam và London tăng giảm không ăn khớp nhau,
định giá cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới thấp hơn mặt bằng giá London. Nguyên nhân là do giá bán của London là giá tính cho cà phê có chất lượng tiêu chuẩn, còn cà phê Việt Nam thì chất lượng không đồng đều nên người mua thường kéo giá xuống thấp để đề phòng rủi ro về chất lượng. Sự thua thiệt về giá như vậy mang lại nhiều thiệt thòi cho các nhà xuất khẩu nước ta.
Các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường tương lai thì phải có năng lực tài
chính đủ mạnh, phải có khả năng tài chính để ký quỹ vì “mồi lớn mới câu được cá lớn”, tuy nhiên hiện nay, vốn dùng để kinh doanh cà phê của Công ty chủ yếu vay từ Ngân hàng, khi xuất trình hợp đồng mua bán cho Ngân hàng, Ngân hàng sẽ căn
cứ vào hợp đồng để cho vay. Nhưng đối với các hợp đồng với mức giá chênh lệch thì hiện nay Ngân hàng chưa cho vay nên đối với Công ty nói riêng và các nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung còn bị thiệt thòi, chưa giải quyết được bài toán về
vốn cho hình thức mua bán này.
Vấn đề khó khăn nữa là hành lang pháp lý đối với hoạt động này vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng. Điều mà các doanh nghiệp quan tâm là khi tham gia giao dịch trên thị trường tương lai ngoài Ngân hàng Nhà nước cho phép ra còn phải xin phép
động này như thế nào? Hiểu luật và kinh doanh để không vi phạm luật là điều quan trọng vì vậy việc quy định chưa rõ ràng của Nhà Nước trong lĩnh vực này cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.