Tình hình vốn của Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Daklak

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 43 - 46)

- Nguồn cung ứng cà phê xuất khẩu chính là ở các vùng nông thôn, các vùng cà phê tr ọng điểm ở địa bàn các huyện thuộc tỉnh Daklak Vì vậy, Công ty đã tổ ch ứ c

3. Tình hình vốn của Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Daklak

Daklak

Qua bảng bên ta thấy tình hình vốn kinh doanh của Công ty tăng đều trong 3

năm. Cụ thể:

- Năm 2007 tổng vốn kinh doanh của Công ty là 530.997.167.000đ

- Năm 2008 tổng vốn kinh doanh của Công ty tăng lên 555.058.144.000đ, tăng 24.060.997.000đ, tương đương với tỷ lệ tăng là 4,53% so với năm 2007.

- Năm 2009 tổng vốn kinh doanh tiếp tục tăng là 689.648.168.000đ, tăng 134.590.024.000đ, tương đương với tỷ lệ tăng là 24,25% so với năm 2008.

- Sở dĩ tổng vốn kinh doanh liên tục tăng là do trong những năm gần đây khách

hàng chuyển trả tiền vì phần lớn khách hàng của Công ty là khách nước ngoài,

thêm vào đó việc Công ty đầu tư vào công trình dân cư ở phường Bình Thuỷ, TP Cần Thơ do Công ty TNHH Ngân Thuận làm chủ đầu tư công trình năm 2005, tuy

quy mô xây dựng lớn, nguồn vốn đầu tư cao, trị giá trên 30 tỷ đồng nhưng Công ty đã thu hồi được vốn nhanh và thanh toán dứt điểm các khoản vay đầu tư xây dựng. Ngoài ra còn do Công ty chú trọng chú trọng đầu tư nhằm mở rộng quy mô kinh

doanh, năm 2007 Công ty đã sữa chữa, thay thế thiết bị để nâng cao công suất của hai giàn máy chế biến tại chi nhánh thu mua và chế biến hàng xuất khẩu, đồng thời

Công ty đã trả tiền thuê tại khu A, khu công nghiệp Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương làm tổng kho trung chuyển hàng xuất khẩu.

- Về phần TSLĐ & ĐTNH cũng tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2007 con

số này là 471.424.813.000đ chiếm 88,78% trong tổng vốn kinh doanh. Đến năm 2008 tăng lên 479.464.364.000đ chiếm 86,38% trong tổng vốn kinh doanh tương đương với tỷ lệ tăng là 1,71% so với năm 2007. Năm 2009 tiếp tục tăng lên 689.648.168.000đ chiếm 24,25% trong tổng vốn kinh doanh tương đương với tỷ lệ tăng là 1,71% so với năm 2008.

- Xét về tỷ trọng TSCĐ & ĐTDH của Công ty thì ta thấy nó còn chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, năm 2007 TSCĐ & ĐTDH chiếm 11,22%, năm 2008 tăng lên được

13,62%, năm 2009 con số này chiếm 11,38% trong tổng tài sản. Điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư cho phần TSLĐ & ĐTNH nhiều hơn, Công ty chủ yếu sử dụng

vốn lưu động trong kinh doanh nhiều hơn do nhu cầu huy động vốn để phục vụ công tác thu mua ngày càng tăng và sản phẩm xuất khẩu của Công ty chỉ đơn

thuần là cà phê hạt sơ chế nên hệ thống máy móc thiết bị - nhà xưởng phục vụ sản xuất, chế biến không cần nhiều. Tuy nhiên đây là đặc trưng chung của các Công ty

kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu. Đây cũng là điều phù hợp với thực tế của ngành kinh doanh cà phê. Khi kinh doanh ngành này vốn

lưu động phải là chủ yếu vì tính chất của kinh doanh cà phê là “mua ngay, bán.liền”.Bảng 2.3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty trong 3 năm

2007-2008-2009

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 07/08 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) +/- Tổng vốn kinh doanh 530.997.167 100 555.058.144 100 689.648.168 100 +24.060.997

471.424.813 88,78 479.464.364 86,38 611.218.509 88,36 +8.039.551 ầả ầả -1 TSLĐ & ĐTNH -2 TSCĐ & ĐTDH 59.572.354 11,22 75.593.780 13,62 78.429.659 11,38 +16.021.426 446.586.928 84,10 428.758.039 77,24 570.988.605 82,79 -17.828.889 ầồố -3 Nợ phải trả -4 Nguồn vốn CSH 84.410.239 15,90 126.300.105 22,76 118.559.563 17,20 +41.889.866 Đơn vị tính: 1000 đồng Nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ- Về phần nguồn vốn thì nợ phải trả của Công ty tăng giảm không đều

trong qua các năm. Cụ thể:

Năm 2007 nợ phải trả là 446.586.928.000đ, chiếm 84,10% trong tổng vốn kinh doanh của Công ty, đến năm 2008 giảm còn 428.758.039.000đ, giảm

17.828.889.000đ so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,99%. Năm 2009 tăng lên 570.988.605.000đ, tăng 142.230.566.000đ so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,17%. Qua đó ta thấy năm 2009 Công ty làm ăn không hiệu quả

bằng 2 năm trước, đồng thời ta cũng thấy Công ty chủ yếu chiếm dụng vốn của khách hàng và vay vốn Ngân hàng nhiều do tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh.

Ngược lại tỷ trọng vốn CSH trong tổng vốn kinh doanh của Công ty còn ở

mức thấp. Cụ thể năm 2007 vốn CSH là 84.410.239.000đ, chiếm 15,90% trong tổng vốn kinh doanh, năm 2008 con số này là 126.300.105.000đ, chiếm 22,76% trong tổng vốn kinh doanh, tăng 41.889.866.000đ so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng là 49,63%. Năm 2009 giảm còn 118.559.563.000đ, chiếm 17,20% trong tổng vốn kinh doanh, giảm 7.740.542.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,13%.

Qua đó cho thấy Công ty chủ yếu sử dụng vốn vay từ Ngân hàng để làm vốn

lưu động xoay vòng trong kinh doanh. Cơ cấu vốn của Công ty như vậy là hơi “

Mạo hiểm” nhưng đối với ngành kinh doanh cà phê nông sản thì điều này có thể

chấp nhận được vì tính chất của kinh doanh cà phê là “mua ngay, bán liền” nên để đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho xuất khẩu, Công ty cần có nhiều vốn để thu

mua hàng. Vì vậy, Công ty đã tận dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng để phục vụ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh kiếm lời. Qua đó, vừa có thể đảm bảo không thiếu vốn vừa duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)