Mục đích của hedging:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 63 - 66)

- Long hedge (Tức là chốt giá ở vị thế mua): trạng thái này ngược lại với trạng

2.2.1.2.Mục đích của hedging:

 Đối với các nhà sản xuất hay người nông dân: để bảo vệ được cái giá cao nhất cho cà phê của nông trường, của vườn mình trong tương lai.

 Ví dụ:

Nhà sản xuất dự kiến sẽ có 100 tấn cà phê nhưng đến tháng 12 họ mới thu hoạch được, chi phí sản xuất họ tính toán là 1.000 USD. Lúc này giá tháng 7 trên thị trường LIFFE là 1.430 USD.

Để chốt giá bảo vệ cho cà phê của mình, nhà sản xuất thực hiện bán trước trên Liffe 10 lôt với giá là 1.430 USD. Đến tháng 12 nhà sản xuất thu hoạch được cà phê và họ ký hợp đồng bán 100 tấn với nhà xuất khẩu.

* Giả sử giá tháng 12 trên thị trường Liffe tăng lên 1.800 USD thì nhà sản xuất sẽ bán được 100 tấn hàng thật với giá 1.800 USD, và để tất toán vị thế của mình trên thị trường tương lai nhà sản xuất sẽ mua lại 10 lôt với giá 1.800 USD.

Ta có:

+ Trên thị trường tương lai :

- Bán 10 lôt (100 tấn) với giá 1.430 USD: 100*1.430 = 143.000 USD - Mua 10 lôt (100 tấn) với giá 1.800 USD: 100*1.800 = 180.000 USD

 Lỗ 37.000 USD

+ Trên thị trường hàng thật :

- Bán 100 tấn với giá 1.800 USD: 100*1.800 = 180.000 USD

Trong khi đó chi phí sản xuất là 1.000: 100*1.000 = 100.000 USD

Lời 80.000 USD Cuối cùng nhà sản xuất vẫn lời: 80.000 – 37.000 = 43.000 USD.

* Nếu giá giảm còn 500 USD + Trên thị trường tương lai :

- Bán 10 lôt (100 tấn) với giá 1.430 USD: 100*1.430 = 143.000 USD - Mua 10 lôt (100 tấn) với giá 500 USD: 100*500 = 50.000 USD

 Lời 93.000 USD

+ Trên thị trường hàng thật :

- Bán 100 tấn với giá 500 USD: 100*500 = 50.000 USD

Trong khi đó chi phí sản xuất là 1.000: 100*1.000 = 100.000 USD

Lỗ 50.000 USD

 Cuối cùng nhà sản xuất vẫn lời: 93.000 – 50.000 = 43.000 USD.

Như vậy ta thấy, nếu thực hiện việc chốt giá bảo vệ trên thị trường tương lai

thì sau đó dù giá thị trường biến động như thế nào thì nhà sản xuất vẫn có lời.

 Đối với nhà kinh doanh/rang xay, là để loại trừ các rủi ro về giá, thay đối bất lợi giữa giá mua và giá bán của mình.

- Nhà rang xay có lợi ích ngược lại với nhà sản xuất, họ luôn mong muốn mua

được với giá rẻ nhất.

Ví dụ: Trong quá trình sản xuất nhà rang xay cần 100 tấn cà phê để làm nguyên liệu sản xuất nhưng họ chưa mua được hàng, họ tính toán giá bán là 1.300 USD mới có lời. Trong khi đó giá tháng 7 trên thị trường Liffe là 1.200 USD nên họ quyết định mua trước trên Liffe để phòng ngừa sắp tới giá sẽ tăng.

 Như vậy nhà rang xay sẽ mua 10 lôt trên Futures với giá 1.200 USD - Và đến tháng 12 nhà rang xay mua được hàng thật.

* Giả sử giá tháng 12 trên thị trường Liffe tăng lên 1.500 USD thì nhà rang xay sẽ mua 100 tấn hàng thật với giá 1.500 USD, và để tất toán vị thế của mình trên thị trường tương lai nhà rang xay sẽ bán 10 lôt với giá 1.500 USD.

Ta có:

+ Trên thị trường tương lai : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bán 10 lôt (100 tấn) với giá 1.500 USD: 100*1.500 = 150.000 USD - Mua 10 lôt (100 tấn) với giá 1.200 USD: 100*1.200 = 120.000 USD

 Lời 30.000 USD

+ Trên thị trường hàng thật :

- Mua 100 tấn với giá 1.500 USD: 100*1.500 = 150.000 USD

Trong khi đó giá bán là 1.300: 100*1.300 = 130.000 USD

Lỗ 20.000 USD

 Như vậy nhà rang xay đã đảm bảo được giá nguyên liệu sản xuất đầu vào ở

mức 1.200 USD.

* Nếu giá giảm còn 500 USD: + Trên thị trường tương lai :

- Bán 10 lôt (100 tấn) với giá 500 USD: 100*500 = 50.000 USD - Mua 10 lôt (100 tấn) với giá 1.200 USD: 100*1.200 = 120.000 USD

 Lỗ 70.000 USD

+ Trên thị trường hàng thật :

- Mua 100 tấn với giá 500 USD: 100*500 = 50.000 USD - Trong khi đó giá bán là 1.300:1.300*100 = 130.000 USD

 Lời 80.000 USD Nhà rang xay đã đảm bảo được giá nguyên liệu sản xuất

đầu vào ở mức 1.200 USD.

Như vậy ta thấy, nếu thực hiện việc chốt giá bảo vệ trên thị trường tương lai thì sau đó dù giá thị trường biến động như thế nào thì nhà rang xay vẫn đảm bảo

được giá thành sản xuất của nguyên liệu đầu vào.

 Đối với nhà xuất khẩu: là để bảo đảm cho thị trường hàng thật, tránh rủi ro khi giá biến động lớn .

Nhà xuất khẩu là người trung gian giữa nhà sản xuất và nhà rang xay. Họ

thực hiện cả việc mua và bán

mức trừ lùi 30 USD/tấn cho đối tác, giá tính theo Liffe tháng 9. Hiện tại giá tháng 7 là 1.369.

Để chốt giá bảo vệ cho hàng thật của mình, nhà xuất khẩu thực hiện bán

trước trên Liffe 10 lôt với giá 1.369 USD.

Sau đó mua lại 100 tấn hàng thật với giá trừ lùi 50 USD: 1.369 – 50 = 1.319 USD

- Đến tháng 9 giá tăng lên 1.399 USD

- Nhà xuất khẩu sẽ bán 100 tấn hàng thật với giá: 1.399 – 30 = 1.369 USD - Mua lại trên thị trường tương lai 10 lôt với giá 1.399 USD.

Như vậy:

+ Trên thị trường hàng thật:

- Bán 100 tấn với giá 1.369: 100*1.369 = 136.900 USD - Mua 100 tấn với giá 1.319: 100*1.319 = 131.900 USD

 Lời 5.000 USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trên thị trường tương lai:

5 Bán 10 lôt (100 tấn) với giá 1.369: 100*1.369 = 136.900 USD 6 Mua 10 lôt (100 tấn) với giá 1.399: 100*1.399 = 139.900 USD

 Lỗ 3.000 USD

* Cuối cùng nhà xuất khẩu lời: 5.000 – 3.000 = 2.000 USD, nhưng đây vẫn chưa

phải là mức lợi nhuận mà nhà xuất khẩu được hưởng vì còn phải trừ đi chi phí lưu

kho, bảo quản và chi phí vận chuyển…

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 63 - 66)