Thị trường xuất khẩu của Công ty:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 48 - 53)

- Nguồn cung ứng cà phê xuất khẩu chính là ở các vùng nông thôn, các vùng cà phê tr ọng điểm ở địa bàn các huyện thuộc tỉnh Daklak Vì vậy, Công ty đã tổ ch ứ c

4.3.Thị trường xuất khẩu của Công ty:

3 Hàng hoá XK:

4.3.Thị trường xuất khẩu của Công ty:

Hiện nay, Công ty đã giao dịch, mua bán đến 60 quốc gia trên thế giới. Thị trường chính của Công ty là các nước Châu Âu, Mỹ, Tây Ban Nha, Úc, Đức, Pháp, Anh, Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ…. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê thông qua các tập đoàn kinh tế như Marubeni, Sucafina, Taloca, Rothfos, Volcafe Switzerland… Lượng cà phê xuất khẩu của Công ty bằng 9-10% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, chiếm 30% lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh Daklak ( hàng

năm Công ty xuất khẩu bình quân từ 60-100 ngàn tấn cà phê, từ 2-4 ngàn tấn tiêu

đen). Công ty là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, là doanh nghiệp xuất khẩu lớn của tỉnh Daklak.

Bảng 2.6 : Phân tích thị trường, Số Lượng, Kim ngạch xuất nhập khẩu các vụ cà phê 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009. Vụ 2006- 2007 Vụ 2007- 2008 Vụ 2008- 2009 ịườ ượ ượ ượ 1 Achentina - - - - 19,2 24.157,82 2 Ai Cập 938,76 1.361.062,95 418,83 824.205,90 172,80 278.073,60 3 Anh Quốc 3.009,19 4.336.240,44 231,00 438.049,08 2.202,70 3.134.537,25 4 Ấn Độ 211,20 225.167,93 53,96 117.371,70 1.496,97 2.043.687,81 5 Algeria 672,39 980.640,30 4.114,46 8.677.318,24 1.376,44 2.091.784,82 6 Ả Rập Xê Út 211,10 3513.949,50 76,80 147.840,00 96,00 157.824,00 7 Ba Lan 1.234,22 1.796.328,00 410,95 878.995,45 1.048,67 1.505.776,25 8 Bỉ 3.369,64 4.816.295,81 1.334,89 2.835.163,02 8.596,32 12.996.219,12 9 Bồ Đào Nha 304,94 447.070,30 37,80 82.622,40 449.78 780.331,40 10 Bungary 1.181,80 1.912.237,35 1.047,00 2.312.376,00 1.077,00 1.695.000,00 11 Các TVQ Ả Rập - - 134,33 296.869,30 134,33 296.869,30 12 Canada 19,20 27.264,00 - - - - 13 Chi Lê 215,20 292.391,91 - - - - 14 Croatia - - - - 18,51 25.418,35 15 Đan Mạch 103,17 152.411,04 - - - - 16 Đài Loan 19,90 25.589,43 17,94 41.064,66 - - 17 Đức 23.145,87 34.218.485,46 10.504,12 21.301.278,81 8.988,94 12.982.640,15 18 Ecuador 3.529,36 4.811.064,70 4.940,42 10.145.194,23 5.063,56 6.956.033,84 19 Estonia 115,06 174.059,47 - - 383,91 549.010,40 20 Geogia 76,39 112.767,49 - - - - 21 Hà Lan 836,10 1.173.862,26 - - 279,60 389.820,00

22 Hàn Quốc - - 5.343.20 11.568.670,85 1.242,43 1.963.908,14 23 Hồng Kông - - - - 19,17 28.402,53 23 Hồng Kông - - - - 19,17 28.402,53 24 Hy Lạp 262,72 395.235,69 55,50 120.051,90 150,89 236.091,77 25 Hungary - - - - - - 26 Inđônesia 1.742,96 2.532.535,90 191,65 353.586,87 743,31 1.072.343,29 27 Iran 38,32 58.243,36 - - - - 28 Isael 1.569,63 2.348.527,53 251,46 575.196,48 869,22 1.244.431,20 29 Jordan 287,66 450.668,04 - - - - 30 Lát vi a 19,15 25.66,36 - - - - 31 Li Băng 57,60 83.520,00 88,80 155.400,00 - - 32 Lybia - - 345,60 822.700,80 1.323,60 2.167.860,00 33 Macao 209,67 357.209,19 57,38 93.527,13 38,10 38.642,73 34 Malaysia 765,98 1.098.928,21 1.752,31 3.640.118,59 607,87 875.957,27 35 Marốc 458,66 694.667,80 - - 150,00 223.748,40 36 Mêxico 2.747,91 4.091.369,17 613,73 925.781,54 399,79 566.791,02 37 Mỹ 23.454,58 35.147.815,42 6.821,53 14.468.609,34 5.213,53 7.643.406,14 38 Na Uy - - 21,00 46.956,00 - -

39 Nam Triều Tiên 4.048,09 5.503.518,92 - - - -

Vụ 2006- 2007 Vụ 2007- 2008 Vụ 2008- 2009 ịườ ốượ ốượ ốượ 40 Nam Phi 555,76 771.099,14 115,20 196.416,00 136,65 177.072,80 41 Nga 151,20 224.784,00 1.444,80 2.518.656,00 1.444,80 2.518.656,00 42 Nhật 1.200,10 1.819.999,95 4.021,77 9.001.918,64 2.935,24 4.428.106,50 43 Nicaragoa 268,80 437.606,40 - - 96,00 135.216,00 44 Oman - - - - - - 45 Phần Lan - - - - - - 46 Pháp 1.375,15 1.963.159,07 1.528,09 2.819.032,18 2.405,89 3.450.716,05 47 Philippin 921,37 1.416,770,57 57,47 100.263,78 1.189,80 1.618.926,71 48 Rumani 649,95 1.016.749,05 320,62 687.488,57 595,70 878.525,74 49 Séc - - 63,00 131.355,00 64,80 94.060,80 50 Singapo 137,89 221.333,94 56,91 130.267,62 76,20 119.372,70 51 Syria 191,31 299.311,98 - - 96,00 146.360,45 52 Slovenia 76,63 118.010,20 287,46 567.718,89 487,54 657.572,50 53 Tây Ban Nha 6.285,00 8.683.154,72 6.202,79 12.950.194,09 3.110,82 4.582.779,21

54 Thái Lan - - 566,38 1.250.964,65 - - 55 Thổ Nhĩ Kỳ 115,10 170.156,88 - - - - 56 Trung Quốc 72,93 105.289,30 1.579,21 3.446.228,32 1.005,47 1.463.092,40 57 Thụy Điển 84,00 110.208,00 - - - - 58 Thụy Sỹ 215,57 328.063,05 92,39 192.541,38 - - 59 Tunisia - - - - - - 60 Ucraina 210,55 296.858,52 18,6 42.036,00 - - 61 Úc 89,60 133.496,55 38,40 77.524,80 635,87 972.028,62 62 Yemen - - 9,00 20.700,00 - - 63 Ý 7.346,33 11.025.155,62 4.458,99 9.384.569,14 4.918,76 7.123.402,43

64

Kho Ngoại

Quan 13.485,20 20.901.149,23 11.397,26 25.252.099,28 13.833,05 19.849.908,98 65 Kho thường 170,25 257.447,96 292,17 638.294,42 2.108,51 2.962.438,33

Tổng cộng 108.457,06 160.302.634,02 71.415,17 150.277.217,05 78.822,60 115.067.351,59

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu- Thị trường

 Nhận xét:

- Sản lượng cà phê xuất khẩu của vụ 2006-2007 đạt 108.457,06 tấn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 160.302.634,02 USD.

- Sản lượng cà phê xuất khẩu vụ 2007-2008 đạt 71.415,17 tấn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 150.277.217,05 USD.

- Sản lượng cà phê xuất khẩu của vụ 2008-2009 đạt 78.822,60 tấn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 115.067.351,59 USD.

Trong vụ 2008-2009 Công ty đã xuất khẩu đến 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, giảm đi 2 quốc gia so với vụ 2007-2008. Một số thị trường lớn như Mỹ, Đức, Ý, Tây Ban Nha vẫn giữ vững với mức tiêu thụ tương đối ổn định và mặc dù sản

lượng có giảm nhưng đây là điều dễ hiểu vì tình trạng suy thoái kinh tế thế giới đã làm giảm mức tiêu thụ đối với tất cả các mặt hàng nói chung và đối với cà phê nói

riêng. Đây là những thị trường truyền thống của Công ty và đã có mối quan hệ làm

ăn lâu dài từ trước đến nay. Cụ thể:

Thị trường Mỹ: Đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Công ty trong những năm qua. Sản lượng tiêu thụ cà phê tại thị trường này trong vụ 2006-2007 là 23.454,58 tấn, kim ngạch

35.147.815,42 USD đạt 21,63% về sản lượng và 21,93% về kim ngạch xuất khẩu. Niên vụ 2007-2008 con số này giảm còn 6.821,53 tấn, kim ngạch 14.468.609,34

USD đạt 9,55% về sản lượng và 9,63% về kim ngạch xuất khẩu. Đến vụ 2008- 2009 do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự suy thoái kinh tế

thế giới nên dẫn đến sức tiêu thụ giảm chỉ còn 5.213,53 tấn, kim ngạch xuất khẩu

đạt 7.643.406,14 giảm đi một nữa so với vụ 2007-2008. Đạt 6,61% về sản lượng và 6,64% về kim ngạch xuất khẩu. Đây là thị trường khó tính, do đó đòi hỏi về

những tiêu chuẩn về vệ sinh, độ ẩm, chất lượng… khá nghiêm ngặt, do cục quản lý chất lượng kiểm tra ngay tại cảng đến trước khi nhập khẩu. Mặt hàng mà Công ty xuất khẩu qua thị trường này thường là mặt hàng R2, mặt hàng này chiếm tỷ

trọng rất lớn ở Việt Nam và là mặt hàng chủ lực của Công ty nên rất thuận lợi cho việc cung cấp hàng hoá.

 Thị trường Đức: Đây là thị trường tiêu thụ đứng thứ 2 của Công ty nhưng

niên vụ 2008-2009 thị trường này lại có sức tiêu thụ lớn nhất. Niên vụ 2006-2007 thị trường này tiêu thụ 23.145,87 tấn, chiếm 21,34% trong tổng sản lượng xuất khẩu của toàn Công ty, và chiếm 21,35% về kim ngạch xuất khẩu. Niên vụ 2007- 2008 giảm còn 10.504,12 tấn chiếm 14,71% về sản lượng xuất khẩu và chiếm 14,17% về kim ngạch. Đến vụ 2008-2009 tăng lên 8.988,94 tấn đạt 12.982.640,15 USD, chiếm 11,41% về sản lượng và 11,28% về kim ngạch xuất khẩu. Đối với thị trường này chất lượng cà phê cũng được kiểm tra nghiêm ngặt tại cảng nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá khi nhập. Đây là khách hàng quen thuộc với Công ty, do

đó giá cả xuất qua thị trường này được thống nhất dễ dàng trên giá cả chung của thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường Tây Ban Nha: Đây là thi trường tiêu thụ ổn định của Công ty trong những năm qua thị nhưng trong vụ 2008-2009 do tình hình chung của nền kinh tế thế giới, sức tiêu thụ của thị trường này giảm đi so với niên vụ 2007-2008, cụ thể: vụ 2006-2007 lượng nhập khẩu là 6.285,00 tấn đạt 5,79% về sản lượng và

đạt 5,42% về kim ngạch xuất khẩu. Niên vụ 2007-2008 lượng nhập khẩu là 6.202,79 tấn đạt 8,69% về sản lượng và đạt 8,62% về kim ngạch xuất khẩu. Đến vụ 2008-2009 con số này giảm còn 3.110,82 tấn chiếm 3,95% về sản lượng và 3,98% về kim ngạch xuất khẩu.

 Thị trường Ý: Đây cũng là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Công ty. Vụ 2006-2007 thị trường này nhập khẩu là 7.346,33 tấn đạt 6,77% về

sản lượng và đạt 6,88% về kim ngạch xuất khẩu, vụ 2007-2008 giảm còn 4.458,99 tấn đạt 6,24% về sản lượng và đạt 6,24% về kim ngạch xuất khẩu. Đến vụ 2008- 2009 thị trường này tiêu thụ 4.918,76 tấn chiếm 6,24% về sản lượng và 3,98% về

kim ngạch xuất khẩu.

Bốn thị trường này đã tiêu thụ 22.232,05 tấn, chiếm 28,21% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu trong vụ 2008-2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 32.332.227,93 USD chiếm 28,10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là những thị trường truyền thống của Công ty, lượng cà phê xuất khẩu qua những thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy Công ty cần duy trì và tăng cường quan hệ để giữ mối

làm ăn lâu dài.

Một số thị trường tiêu thụ tiềm năng của Công ty có xu hướng tăng như là:

Ecuador, vụ 2006-2007 sản lượng tiêu thụ ở thị trường này là 3.529,36 tấn chiếm 3,25% trong sản lượng xuất khẩu, vụ 2007-2008 tăng lên 4.940,42 tấn chiếm 6,92% sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty, vụ 2008-2009 tiếp tục tăng lên

5.063,56 tấn chiếm 6,42% về sản lượng xuất khẩu. Tương tự như vậy tình hình xuất khẩu cà phê của Công ty ở thị trường Bỉ, Nga cũng có xu hướng tăng lên.

Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng cà phê ở các quốc gia này tăng, sản lượng xuất khẩu cà phê của nước ta cũng tăng lên trong những năm gần đây nên đã đáp ứng phần nào nhu cầu của thế giới.

Bên cạnh đó lại có một số thị trường như: Philipin, Úc, Indonesia… lại có xu

hướng nhập khẩu cà phê của Công ty với số lượng ngày càng giảm dần trong 3

năm qua. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng cà phê ở các nước này giảm. Hơn

nữa, sản lượng cà phê sản xuất của Indonesia tăng, trang thiết bị và máy móc hiện

đại hơn, giá thành sản xuất rẻ hơn nên họ đã giảm sản lượng nhập khẩu. Do đó,

Công ty cần tìm ra hướng giải quyết để khôi phục lại sức mua của các thi trường này trong thời gian tới.

Một số thị trường khác như: Bungary, Mêxico, Algeria…. tiêu thụ sản lượng của Công ty ít nhưng đây là những thị trường có triển vọng rất lớn.

 Tóm lại: Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ cà phê của Công ty cho thấy có nhiều thị trường và đa dạng chưa phải là hiệu quả mà hiệu quả là đối với mỗi thị trường cần nghiên cứu kỹ, mang tính chính xác, để từ đó có thể nắm rõ được các

tương lai để điều để điều chỉnh đối với mỗi thị trường nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của tất cả các thị trường đó.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 48 - 53)