chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Biển và đại dương có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát triển, tồn tại của nhân loại, của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kinh tế vận tải biển nói chung từ lâu đã được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vào ngày 22 tháng 9 năm 1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ nội dung, quan điểm cơ bản của Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị cùng với chủ trương xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển cho thấy rõ hơn chủ trương rất quan trọng của chúng ta vào lúc bấy giờ là cần đặt kinh tế biển trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với các vùng và trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố X) đã thơng qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương. Theo đó, Nghị quyết đã xác định một trong các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn [1, 1]. Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược này đã được thực hiện năm 2018 để trên cơ sở đó hình thành Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược mới này đã được cơ quan có thẩm quyền chính
sách cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thông qua tại Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 một lần nữa xác định biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Đồng thời, xác định Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an tồn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực về biển và đại dương [1, 2].
Trên thực tế, các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa rõ ràng và chưa phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta trong tình hình mới. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong tình hình mới này, việc hồn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng phải trên cơ sở mục tiêu và định hướng chung cho cả hệ thống pháp luật. Theo đó, việc hồn thiện các quy định của pháp luật Hàng hải của nước ta không những phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng như hài hòa với các bộ luật chung khác trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại cũng như đầu tư mà còn phải đảm bảo các quy định này có thể triển khai ứng dụng và thực thi trên thực tế nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế cũng như hài hòa quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.