quyền của tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp liên quan đến số lượng, khối lượng, chất lượng hàng hóa vận chuyển từ nước ngồi vào Việt Nam
Như phân tích tại mục 2.5, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chủ thể của hợp đồng có xu hướng lựa chọn trọng tàu nước ngồi, cụ thể là Trọng tài Anh hoặc Singapore là cơ quan giải quyết tranh chấp đối với các vấn đề phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Điều khoản giải quyết tranh chấp như thế trong bối cảnh hiện nay ở nước ta sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong việc khởi kiện người vận chuyển tại tổ chức trọng tài nước ngồi, điển hình như Trọng tài Anh hoặc Singapore bởi chi phí th luật sư nước ngồi tham gia tố tụng trọng tài là quá lớn so với tỷ lệ mà doanh nghiệp Việt Nam có thể thu hồi được thơng qua phán quyết trọng tài nước ngoài này. Do vậy, theo quan điểm của người viết, cần bổ sung quy định của pháp luật Hàng hải Việt Nam liên quan đến thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp liên quan đến số lượng, khối lượng, chất lượng hàng hóa được vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam. Theo đó, những tranh chấp liên quan đến số lượng, khối lượng hay chất lượng của hàng hóa được vận chuyển từ nước ngồi vào Việt Nam sẽ do Tịa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển bất kể hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đó có bất kỳ thỏa thuận nào về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, quy định về thẩm quyền của Việt Nam đối với những tranh chấp liên quan đến số lượng, khối lượng hay chất lượng của hàng hóa được vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam chỉ nên hạn chế trong một khoản thời gian nhất định, ví dụ như trong khoảng thời gian 5 năm để các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam có khoảng thời gian tìm hiểu và nâng cao kiến thức
liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng như dần dần thay đổi thói quan mua bán hàng hóa với đối tác nước ngồi bởi dù sao thì hợp đồng nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng đều là thỏa thuận mà đã là thỏa thuận thì phải đảm bảo ngun tắc tơn trọng quyền tự quyết của các chủ thể trong hợp đồng, chứ không nên có sự áp đặt hay bắt buộc nào.
Ngồi ra, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay khơng có tịa chun trách về các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực hàng hải nói chung và vận tải biển nói riêng trong khi hàng hải hay vận tải biển là những ngành mũi nhọn, then chốt có sự đóng góp khá lớn vào GDP (Gross domestic product – Tổng sản phẩm quốc nội) của cả nước trong những năm gần đây. Do vậy, việc thành lập tòa chuyên trách trong lĩnh vực hàng hải là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan, thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, do đặc thù của lĩnh vực hàng hải, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là ngôn ngữ sử dụng chính và phổ biến là tiếng Anh nên những người thực thi pháp luật, bao gồm cả thẩm phán cần phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về hàng hải và vận tải biển cũng như có trình độ ngoại ngữ tốt nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết các tranh chấp phát sinh trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.