Hoàn thiện quy định pháp luật về khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 66 - 69)

đường biển

3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển quốc tế bằng đường biển

Như phân tích tại Chương 1 về định nghĩa của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trên bình diện các văn kiện pháp lý quốc tế cũng như pháp luật Hàng hải của Việt Nam cho thấy, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm hồn chỉnh và thống nhất về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển mặc dù loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đã khơng cịn trở thành khái niệm xa lạ đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hay có liên hệ với vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Xuất phát từ lý do hiện nay chỉ mới có khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và tính quốc tế của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được xác định căn cứ vào một quy định khác của Bộ luật dân sự, cụ thể là quy định tại Điều 663 Bộ luật dân sự 2015. Do vậy, thiết nghĩ, trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải có một quy định thống nhất về cách hiểu hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm tạo cơ sở vững chắc về mặt pháp lý cho các chủ thể tham gia hay có liên hệ với vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này.

Ngoài ra, cũng theo phân tích tại Chương 2, người thuê vận chuyển có vị thế được xem là yếu hơn so với người vận chuyển trong việc giao kết và thực thi hợp đồng vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam chỉ quy định vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa, chứ khơng quy định vận đơn chính là hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển có tên trên vận đơn. Do vậy, khi có tranh chấp liên quan đến hơp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển mà nghĩa vụ chứng minh quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển lại

thuộc về người có u cầu thì người th vận chuyển có thể khó mà chứng minh có tồn tại một hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển căn cứ vào các quy định của pháp luật Hàng hải hiện nay của nước ta nếu người vận chuyển chây ì hay cố tình khơng giao kết hợp đồng vận chuyển mà chỉ ký phát một bộ vận đơn đường biển cho người thuê vận chuyển trong khi các điều khoản và điều kiện được ghi nhận trong vận đơn đường biển này lại được người vận chuyển soạn thảo theo hướng dường như bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của người vận chuyển, xem nhẹ quyền và lợi ích của người thuê vận chuyển. Do vậy, theo quan điểm của người viết, xuất phát từ thực tế không giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển, nhà làm luật nên mạnh dạn quy định trong trường hợp người vận chuyển và người thuê vận chuyển không giao kết hợp đồng vận chuyển thì vận đơn chính là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển nhằm ràng buộc trách nhiệm của người vận chuyển với người thuê vận chuyển đối với số hàng vận chuyển như được ghi nhận trên vận đơn.

Hơn nữa, Bộ luật hàng hải 2015 khơng có quy định về việc đăng ký, công khai mẫu vận đơn của doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm cơng bố cơng khai các điều khoản và điều kiện vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường biển đó đang áp dụng cho người thuê vận chuyển. Do vậy, theo quan điểm của người viết, cần quy định thêm việc đăng ký, công khai mẫu vận đơn nhằm công khai các điều khoản và điều kiện vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường biển đó đang áp dụng cùng với biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển khơng tuân thủ quy định về việc đăng ký mẫu vận đơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, theo quan điểm của người viết, do vận đơn là chứng từ vận tải mà người vận chuyển đưa ra và người thuê vận chuyển gần như mặc nhiên chấp nhận nên trong vận đơn có thể tồn tại rất nhiều điều khoản, điều kiện có lợi cho người vận chuyển và bất lợi cho người th vận chuyển. Ngồi ra, có thể trong vận đơn cịn có những điều khoản có thể dễ gây nhầm lẫn và được hiểu và diễn giải theo hướng khác nhau nên cần quy định thêm về việc giải thích các điều khoản và điều kiện của vận đơn nếu có bất kỳ điều khoản nào trong vận đơn gây tranh cãi hay có thể được giải thích hay diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Theo đó, nhà làm luật cần bổ sung thêm quy định về việc các điều khoản, điều kiện của vận đơn sẽ được giải thích và diễn giải theo hướng có lợi cho người thuê vận chuyển nếu những điều khoản hay điều kiện này gây nhầm lẫn hay có thể được hiểu và diễn giải theo nhiều cách.

Xuất phát từ quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên thực tế không chỉ liên quan đến chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là người vận chuyển và người thuê vận chuyển mà cịn có liên quan đến chủ thể khác không tham gia vào việc giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đó là người cầm giữ vận đơn có quyền nhận hàng từ người vận chuyển nhưng lại không phải là người thuê vận chuyển có tên trên vận đơn. Do vậy, theo quan điểm của người viết, pháp luật Hàng hải Việt Nam cần có thêm các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người cầm giữ vận đơn có quyền nhận hàng bởi hiện nay vấn đề này vẫn còn đang bị bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức.

Ngoài ra, pháp luật Hàng hải Việt Nam cũng nên có quy định về việc thừa nhận sự xuất hiện, tồn tại của vận đơn điện tử, giá trị pháp lý của vận đơn điện tử cũng như quyền và nghĩa vụ pháp lý của người vận chuyển và người thuê vận chuyển xuất phát từ vận đơn điện tử trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)