Như phân tích tại Chương 1, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được chia thành hai loại là hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
Hình thức giao kết hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là bất kỳ hình thức nào, có thể bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển có sự chuyển dịch hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác cũng như thời gian vận chuyển dài nên hình thức giao kết hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển trên thực tế thường là bằng hình thức văn bản. Ngoài ra, loại hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển thường gắn liền với phương thức thuê tàu chợ, là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định và ghé vào các cảng quy định theo lịch trình định trước. Thơng thường lịch chạy tàu chợ cũng sẽ được các hãng tàu công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng nắm lịch chạy tàu và sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển khi có nhu cầu. Do vậy, phương thức thuê tàu chợ thường chỉ thích hợp đối với số lượng hàng vận chuyển khơng q lớn, tính chất hàng vận chuyển thường là hàng khơ được đóng ở dạng bao hay kiện hàng và người vận chuyển cũng không tốn thời gian vào việc đàm phán, thỏa thuận giá dịch vụ vận chuyển bởi người vận chuyển thường công khai giá dịch vụ vận chuyển để người thuê vận chuyển tham khảo và chấp nhận. Trên thực tế, trong phương thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ, thơng thường người ta không giao kết hợp đồng vận chuyển mà chỉ dùng vận đơn làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Theo đó, vận đơn được người vận chuyển phát hành khi người vận chuyển nhận hàng để chở và nội dung của vận đơn được người vận chuyển quy định và in sẵn tại mặt sau của vận đơn. Vì vậy, khi vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ, người thuê vận chuyển mặc nhiên phải chấp nhận tất cả những điều kiện vận chuyển đã được in sẵn trên tờ vận đơn và không được phép sửa đổi, bổ sung bất cứ điều gì. Tồn bộ nội dung của vận đơn sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết tất cả những tranh chấp phát sinh sau này giữa
người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ là phương thức vận chuyển được sử dụng phổ biến hơn tại Việt Nam bởi các doanh nghiệp có nhu cầu thuê vận chuyển ở Việt Nam có quy mô không lớn, khối lượng hàng cần vận chuyển cũng khơng q lớn, nên các doanh nghiệp có nhu cầu thuê vận chuyển ở Việt Nam khơng cần sử dụng tồn bộ hoặc một phần con tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa của mình.
Trong khi đó, hình thức giao kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến chỉ có một hình thức duy nhất là bằng văn bản và phương thức vận chuyển hàng hóa theo chuyến thường gắn liền với phương thức thuê tàu chuyến, là tàu chở hàng từ cảng này đến một hoặc nhiều cảng khác theo yêu cầu của người thuê tàu. Do vậy, lịch trình của tàu chuyến khơng được định trước và khơng theo một luồng hay lộ trình hàng hải nhất định mà phục vụ bất kỳ thị trường nào có nhu cầu chuyên chở bằng đường biển theo yêu cầu của người thuê tàu. Do vậy, phương thức thuê tàu chuyến thường thích hợp vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, thơng thường là khối lượng hàng vận chuyển sẽ đầy tàu hoặc gần đầy tàu và mặt hàng vận chuyển chủ yếu thường ở dạng xá. Trên thực tế, khi giao kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến, các chủ thể của hợp đồng vận chuyển theo chuyến vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức giao kết bằng văn bản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Tuy nhiên, hợp đồng vận theo chuyến là loại hợp đồng khá phức tạp bởi còn liên quan đến nhiều vấn đề khi tổ chức vận chuyển trên thực tế. Do vậy, khi có nhu cầu giao kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến, người vận chuyển và người thuê vận chuyển thường dành nhiều thời gian cho việc đàm phán, thương thảo rồi mới đi đến ký kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến này. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho các bên trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến cũng như giảm thiểu thời gian, công sức và tiền bạc của các bên trong việc đàm phán, thương thảo cũng như ký kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến, xu hướng hiện nay ở Việt Nam chính là tham khảo và sử dụng các mẫu hợp đồng vận chuyển có sẵn để đàm phán, ký kết. Ở Việt Nam hiện nay, mẫu hợp đồng Gencon do BIMCO (The Baltic and International
Maritime Council - Hội đồng Hàng hải Quốc tế Baltic) soạn thảo thường được các bên tham khảo, sử dụng nhưng có điều chỉnh một hoặc một vài điều khoản của mẫu hợp đồng này tùy theo tình hình cũng như nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng chính bởi việc tham khảo và sử dụng các mẫu hợp đồng vận chuyển có sẵn để đàm phán, ký kết dẫn đến kết quả là một hay một vài điều khoản của hợp đồng không phù hợp với thực tế vận chuyển hàng hóa. Người viết đã từng gặp một trường hợp liên quan đến việc ký kết hợp đồng vận chuyển mà một trong các điều khoản của hợp đồng vận chuyển khơng đúng với tình hình thực tế của con tàu được sử dụng để vận chuyển hàng hóa. Một doanh nghiệp vận chuyển A ở Việt Nam giao kết hợp đồng vận chuyển với một doanh nghiệp B khác của nước ngoài để chở số hàng mà doanh nghiệp B này đã mua từ nước ngoài về Việt Nam. Doanh nghiệp A này đã tham khảo các mẫu hợp đồng vận chuyển có sẵn và giao kết một hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển với Doanh nghiệp B trong đó có quy định “Barge hold should be in clean condition and ready for loading” và được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “Khoang hàng sà lan phải trong điều kiện sạch và sẵn sàng cho việc xếp hàng”. Thật ra đây là một quy định, một thỏa thuận rất bình thường trong các hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển thơng thường. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là phương tiện vận chuyển mà các bên thỏa thuận sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong trường hợp cụ thể này là một loại sà lan khơng có hầm. Do vậy, việc chắp vá các điều khoản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển có thể dẫn đến kết quả là các điều khoản này khơng mang tính khả thi trên thực tế.
Ngồi ra, pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển còn thể hiện sự bất cập của pháp luật Hàng hải Việt Nam ở mặt vận đơn điện tử trong thời đại công nghệ 4.0. Thật vậy, từ trước đến nay, khoa học cơng nghệ ln được xác định nắm vai trị then chốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới ở nước ta, khoa học công nghệ luôn được xem là bộ phận
có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trị của khoa học cơng nghệ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, xem khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để khoa học công nghệ phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào đời sống sản xuất xuất và sinh hoạt.
Theo xu hướng phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực hàng hải cũng có những tiến bộ nhất định và việc ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống đang là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay của các quốc gia trên thế giới. Vận chuyển hàng hóa nói chung và vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng cũng khơng nằm ngồi xu thế tất yếu ấy. Và vận đơn đường biển hiện nay không chỉ được ký phát dưới hình thức truyền thống là giấy như trước đây nữa mà hòa chung xu thế phát triển của khoa học cơng nghệ, vận đơn cịn có thể được ký phát dưới dạng điện tử, và vận đơn được ký phát dưới dạng điện tử ấy được biết đến là vận đơn điện tử.
Theo quy định của pháp luật Hàng hải Việt Nam hiện nay thì người vận chuyển sẽ ký phát cho người thuê vận chuyển một bộ vận đơn gốc và khi vận đơn gốc được xuất trình thì người vận chuyển sẽ tiến hành giao hàng cho người nhận hàng có xuất trình vận đơn gốc. Điều này có thể hiểu rằng, vận đơn gốc mà nhà làm luật nói đến ở đây chính là vận đơn được ký phát dưới dạng giấy truyền thống. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều năm nay, thích nghi với sự phát triển của khoa học công nghệ, các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển này đã chấp nhận sự ra đời của cái gọi là vận đơn điện tử thay cho vận đơn giấy truyền thống. Ưu điểm của loại vận đơn điện tử này chính là tiết kiệm thời gian và giảm bớt được gánh nặng hành chính cho các bên của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Tuy nhiên, pháp luật Hàng hải Việt Nam hiện hành vẫn chưa có bất kỳ quy định nào liên quan đến vận đơn điện tử này mặc dù vận đơn điện tử này đã được sử dụng trên thực tế.