Phát triển đội tàu biển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 75 - 79)

Bên cạnh việc phát triển “hãng tàu” mang thương hiệu Việt Nam, chúng ta cần phát triển và khai thác triệt để, tối đa đội tàu biển Việt Nam nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa dạng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ơng Nguyễn Đình Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2019, đội tàu biển Việt Nam có 1.507 chiếc, trong đó tàu vận tải hàng hóa là 1.047 chiếc với tổng trọng tải khoảng 7,55 triệu DWT (deadweight tonnage – Trọng tải toàn phần). Cũng theo ơng Nguyễn Đình Việt, căn cứ vào số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc thì đội tàu biển Việt Nam

đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore, Indonesia và Malaysia và đứng thứ hai mươi chín trên thế giới. Cơ cấu đội tàu biển Việt Nam thời gian qua đã có bước phát triển và cải thiện đáng kể khi đội tàu biển được phát triển theo hướng chuyên dụng hóa và số lượng tàu chuyên dụng tăng từ mười chín con tàu trong năm 2013 lên ba mươi chín con tàu trong năm 2019. Ngoài ra, đội tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam gần như đảm nhận được gần một trăm phần trăm lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển [1, 2]. Như vậy, có thể thấy rằng đội tàu Việt Nam trong thời gian đã phát triển tương đối đáng kể.

Tuy nhiên, trước đây đội tàu biển Việt Nam lại thường xuyên bị xếp vào danh sách đen của Tokyo – Mou (Tổ chức hợp tác quốc tế kiểm tra nhà nước cảng biển châu Á – Thái Bình Dương với 20 quốc gia thành viên) về việc tàu biển bị lưu giữ ở nước ngoài. Nếu đội tàu biển của một quốc gia bị xếp vào danh sách đen của Tokyo – Mou thì điều đó đồng nghĩa với việc tàu biển của quốc gia đó thường xuyên bị chú ý, kiểm tra ngặt nghèo hơn, khả năng tàu bị lưu giữ cũng cao hơn. Nếu tàu biển bị lưu giữ thì việc tàu bị lưu giữ cũng ảnh hướng đến lịch vận chuyển và hàng hóa chuyên chở bằng tàu biển. Thời gian lưu giữ tàu càng dài thì chủ tàu càng phải đối mặt với nguy cơ giao chậm hàng và bị chủ hàng phạt nặng, gây tốn kém thời gian cũng như kinh phí bảo lãnh.

Để đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo – Mou, giúp đội tàu biển Việt Nam được chủ hàng nhìn nhận là đội tàu biển an tồn, ít bị chính quyền cảng kiểm tra cũng như mang đến uy tín về vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam trên trường quốc tế, các cơ quan chuyên ngành của Việt Nam tiến hành kiểm sốt chặt chẽ q trình đăng kiểm chất lượng tàu biển đóng mới và thường xuyên kiểm tra đột xuất tàu đang khai thác, hoạt động quốc tế, hậu kiểm sau khi kiểm tra định kỳ để duy trì danh sách trắng. Sau rất nhiều nỗ lực, đội tàu biển Việt Nam đã có năm năm liên tiếp nằm trong danh sách trắng của Tokyo – Mou.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, đã có ba con tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế bị chính quyền cảng biển nước ngồi lưu giữ do tàu biển khơng đảm bảo an tồn hàng hải. Do vậy, đội tàu biển Việt Nam rất có thể đối mặt với nguy cơ trở lại danh sách đen như trước đây nếu chúng ta khơng có bất kỳ biện pháp khắc phục nào.

Tiểu kết Chương 3

Một trong các chức năng của pháp luật chính là chức năng điều chỉnh của pháp luật. Theo đó, pháp luật hướng sự điều chỉnh của mình nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ thể trong một chừng mực nhất định nào đó. Pháp luật Hàng Hải Việt Nam được ra đời cũng khơng nằm ngồi mục tiêu hướng đến sự hài hịa lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Vì vậy, để đảm bảo hài hỏa quyền lợi của các chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, pháp luật Hàng hải Việt Nam nên có một số điều chỉnh để cân bằng vị thế giữa hai chủ thể trong quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng như đảm bảo nguyên tắc cơ bản của các giao dịch dân sự, ví dụ như nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận khi tham gia vào các quan hệ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Ngoài ra, pháp luật Hàng hải của Việt Nam nên có một vài điều chỉnh phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay như đưa ra khái niệm hay cách hiểu thống nhất về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng như điều kiện cụ thể để người vận chuyển có thể hưởng quyền miễn trách khi người vận chuyển được xem là bên có vị thế cao hơn so với người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Ngoài ra, đất nước Việt Nam với những điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển kinh tế biển nên việc phát triển đội tàu biển Việt Nam cũng như hãng tàu mang thương hiệu Việt Nam là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển ở trong nước cũng như quốc tế.

KẾT LUẬN

Vận tải biển được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay bởi các ưu điểm do vận tải biển mang lại. Tính đến thời điểm hiện nay, mặc dù Việt Nam chưa gia nhập vào bất kỳ văn kiện pháp lý quốc tế nào liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, nhưng những quy định về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã được đưa vào Bộ luật Hàng hải của Việt Nam, củng cố thêm sự phát triển của pháp luật Hàng hải của Việt Nam nói chung và pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng. Tuy nhiên, pháp luật Hàng hải hiện hành của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phản ánh toàn diện thực tế hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển của Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới. Do vậy, pháp luật Hàng hải của Việt Nam cũng cần có sự điều chỉnh cũng như cập nhật thích hợp để pháp luật Hàng hải của Việt Nam có thể phản ánh sự vận động và phát triển của hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển của Việt Nam.

Ngoài ra, phát huy tiềm năng của ngành kinh tế vận tải biển Việt Nam, bên cạnh nỗ lực phát triển đội tàu biển Việt Nam cũng như xây dựng các “hãng tàu” mang thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh với nước ngồi thì các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi thói quen trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế với đối tác nước ngoài nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình, tranh thủ được quyền giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển00...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)