lưu giữ và xử lý hàng hóa của người vận chuyển.
Nghĩa vụ của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa phát sinh khi người vận chuyển nhận được khoản thanh tốn cước phí vận chuyển từ người thuê vận chuyển. Do vậy, trong trường hợp người vận chuyển đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển với người thuê vận chuyển nhưng người thuê vận chuyển lại không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như thỏa thuận tại hợp đồng vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đường biển thì người vận chuyển sẽ được hưởng quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển.
Như phân tích tại mục 1.8, về mặt lý thuyết, người vận chuyển có quyền dỡ hàng, gửi vào một nơi an tồn, thích hợp và bán đấu giá số hàng vận chuyển trong trường hợp người nhận hàng không đến nhận hàng hay người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc người nhận hàng trì hỗn việc nhận hàng và đã q thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng hoặc người giao hàng và người nhận hàng khơng thanh tốn hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết [130, 22] [3, 8]. Tuy nhiên, trên thực tế, người vận chuyển gần như không thể thực thi quyền lưu giữ hàng và bán đấu giá số hàng vận chuyển để thu giá dịch vụ vận chuyển cũng như các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển bởi người vận chuyển khơng có các hồ sơ, tài liệu, chứng từ mua bán hàng hóa để thực hiện thủ tục hải quan nhằm nhập khẩu số hàng vận chuyển đó nhằm bán đấu giá số hàng đó và thu hồi cước phí vận chuyển. Như phân tích tại chương 2, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là một loại hợp đồng độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc vận chuyển hàng hóa của người vận chuyển chỉ làm thay đổi vị trí địa lý của số hàng vận chuyển chứ người vận chuyển không thể biết và cũng khơng thể có các chứng từ liên quan đến quá trình mua bán hàng hóa giữa các bên trong hợp đồng mua bán. Vì người vận chuyển, nhất là người vận chuyển nước ngồi, khơng thể thực thi quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa trên thực tế nên số hàng còn tồn đọng tại các cảng biển ngày càng gia tăng. Do vậy, để giải quyết vấn đề hàng tồn đọng tại các cảng biển này, thiết nghĩ cần trao quyền bán thanh lý số hàng tồn đọng này cho người vận chuyển mà không cần người vận chuyển phải bổ sung số chứng từ liên quan đến hàng hóa, xuất xứ hàng hóa .... nếu hàng hóa vận chuyển khơng phải là phế liệu, hàng cấm hay số hàng này không đảm bảo yếu tố về
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để tránh trường hợp người vận chuyển lạm dụng quyền thanh lý số hàng tồn đọng này, nhà làm luật cần cân nhắc kỹ cũng như cần yêu cầu người vận chuyển có các bảo đảm tài chính thích hợp để bảo đảm cho vấn đề xử lý hàng tồn đọng này có hiệu quả.