Quyền của người thuê vận chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 27 - 28)

Như đề cập trước đó, nhu cầu tồn cầu hóa thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới dẫn đến hiện tượng hàng hóa có khả năng tiêu thụ một cách nhanh chóng mặc dù hàng hóa vẫn đang trên đường vận chuyển và chưa thực sự nằm trong tay của họ. Do vậy, pháp luật cho phép người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu người thuê vận chuyển chưa giao quyền định đoạt hàng hóa này cho người khác cũng như quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu nhưng phải bảo đảm điều kiện về việc người thuê vận chuyển bồi thường cho người vận chuyển mọi tổn thất và chi phí liên quan [129, 22].

Người th vận chuyển cũng có quyền u cầu Tịa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải tiến hành bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải về các tổn thất hoặc thiệt hại liên quan đến hàng hóa được vận chuyển trên tàu biển cũng như quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải tiến hành thả tàu biển theo quy định tại Chương VI Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 và Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển 2008.

Ngoài ra, pháp luật cho phép người thuê vận chuyển hưởng quyền miễn trách nhiệm bồi thường về các mất mát, hư hỏng xảy ra đối với người vận chuyển hoặc tàu

biển, nếu người thuê vận chuyển chứng minh được rằng người thuê vận chuyển hoặc người làm công, đại lý của người thuê vận chuyển không có lỗi gây ra tổn thất đó [124, 22].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)