Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)

Để xây dựng và thực hiện thành công các chính sách vĩ mô thì Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là nhân tố trung tâm và đóng vai trò quan trọng. Cụ thể như sau:

Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực. Tương ứng với mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu nguồn nhân lực cũng có những thay đổi nhất định. Có thể thấy trong hơn hai thập kỷ qua, nền kinh tế nước ta đã tích cực hội nhập với nền kinh tế Thế giới, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng tăng lên về cả số lượng lẫn chất lượng. Việc dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ giúp cho các doanh nghiệp cũng như những người lao động có những định hướng phát triển nguồn lực, kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, việc dự báo trên cũng sẽ giúp cho việc định hướng phát triển ngành giáo dục để đào tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ, tay nghề phù hợp với các nhu cầu nhân lực đa dạng.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho từng ngành cụ thể, đặc biệt là một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Trong thời gian qua, việc đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề của nước ta còn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn để đào tạo liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển đã hiện đại hoá thương mại quốc tế vì vậy đòi hỏi nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phảỉ trang bị hơn nữa những kỹ năng cần thiết. Thực tế cho thấy giáo trình và hình thức giảng dạy dù có những thay đổi điều chỉnh song vẫn chưa phù hợp với người học, không tiếp cận được những thay đổi của thực tế cuộc sống. Đặc biệt, mô hình giảng dạy ở Việt Nam chưa chuyên môn hoá được từng ngành nghề cụ thể, tình trạng học đa ngành đa nghề còn rất phổ biến. Như vậy, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động; đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ sử dụng cụ thể. Ngoài ra, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần tạo mối liên kết giữa các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực với các trường đại học, cao đẳng trong việc đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho học viên, sinh viên. Trong quá trình học tập có rất nhiều học viên, sinh viên chưa nhận thức cũng như định hướng được rõ ràng công việc tương lai của mình để từ đó có những bước chuẩn bị kiến thức cần thiết khi tham gia vào thị trường lao động. Tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng nguồn lao động tiếp xúc với học viên, sinh viên từ đó giới thiệu

những yêu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của họ để giúp học viên, sinh viên định hướng nghề nghiệp và tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực lựa chọn. Ví dụ như để làm tốt công việc kinh doanh xuất nhập khẩu thì học viên, sinh viên cần tập trung nghiên cứu những kiến thức, kỹ năng như đàm phán, soạn thảo hợp đồng ngoại thương, các thủ tục hải quan, pháp luật trong hoạt động ngoại thương,...

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp. Chính phủ và các cơ quan chức năng cầnnghiên cứu, triển khai thực hiện các mô hình hợp tác theo kiểu thí điểm giữa các trường đại học và các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo. Hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, trường đại học của nước ngoài nhằm học tập cách làm, kinh nghiệm tốt của quốc tế trong quá trình triển khai áp dụng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)