CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
2.3. Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam –Hàn Quốcgiai đoạn
2.3.2.3. Các chính sách đầu tư
Việt Nam dưới tác động của hội nhập, tác động của đầu tư với nhập khẩu trong hơn hai thập kỷ qua đã thay đổi đánh kể. Tự do hóa thương mại và tăng cường đầu tư có chiều sâu đã khiến cho tác động trực tiếp vào nhập khẩu trở nên ngày càng mạnh mẽ và rõ rệt. Khi đầu tư gia tăng, kéo theo nhập khẩu tăng cao, nếu xuất khẩu không tăng trưởng tương ứng thì nhập siêu và thâm hụt cán cân thương mại là điều tất yếu. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương thu hút mọi nguồn vốn để phát triển kinh tế, nhiều chính sách vĩ mô, luật Đầu tư, các văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn đã được ban hành hướng đến mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư trở lên lành mạnh và hấp dẫn hơn từ đó tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2005 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006 là một bước tiến lớn về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng đột biến, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt từ Hàn Quốc. Theo nhận đi ̣nh của Cu ̣c Đầu tư nước ngoài (Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầu tư), sau hơn 25 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất về cả số lượng dự án và tổng vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Cũng Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tất cả các công ty lớn của Hàn Quốc có mặt trong danh sách Fortune 500 (bảng xếp hạng hàng năm của 500 công ty, tập đoàn hàng đầu trên toàn thế giới tính theo doanh số) đều đã có các dự án đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như SamSung, LG, GS, Posco, Hyundai, Kepco, SK… Về đầu tư trực tiếp, theo Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam hiện có 24 dự án đã đầu tư sang Hàn Quốc với quy mô khiêm tốn, với tổng số vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam là 10.48 triệu USD, đứng thứ 31/63
quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án đều có quy mô nhỏ chủ yếu trên lĩnh vực dịch vụ, thương mại (trung bình mỗi dự án có quy mô 436,666 USD). Tuy nhiên ở chiều ngược lại thì theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến tháng 10/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD. Như vậy, Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 5,600 dự án đầu tư còn hiệu lực, chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam phần lớn (tới 70%) là vào các ngành công nghiệp chế tạo, đây cũng là lĩnh vực được ưu tiên nhất trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Một số dự án tiêu biểu đó là: LG Display Hải Phòng có tổng vốn đầu tư đăng ký 1.5 tỷ USD, chuyên sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động (điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính bảng); dự án Trung tâm Nghiên cứu và phát triển SamSung với tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD…
Về viện trợ phát triển, Việt Nam là một trong những nước được ưu tiên trong chính sách viện trợ phát triển của Hàn Quốc và cũng là nước nhận được nhiều nhất trong tổng vốn viện trợ phát triển của Hàn Quốc, giá trị của các khoản viện trợ cũng tăng nhanh qua từng năm. Tổng vốn ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam giai đoạn 1993 - 2008 mới đạt 471.4 triệu USD; nhưng chỉ trong 3 năm gần đây (2009- 2011), Hàn Quốc đã cam kết hỗ trợ 1 tỷ USD cho các dự án phát triển của Việt Nam. Với cam kết này, Hàn Quốc đã trở thành nhà tài trợ song phương lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản. Những lĩnh vực ưu tiên viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam bao gồm:
- Phát triển nguồn nhân lực và những nhu cầu cơ bản của con người như: giáo dục, đào tạo và y tế;
- Hỗ trợ nhân đạo cho các vùng sâu vùng xa và vùng nghèo đói;
- Xây dựng thể cho các khu vực đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường;
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Từ năm 2008 đến 2009 ghi nhận nhiều nhất những biến động của chính sách tỷ giá trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Quý II năm 2008, lạm phát bắt đầu tăng nhanh và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dần lộ diện đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Từ giữa năm 2008, cùng với suy thoái kinh tế, luồng đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều, giảm xuống, VND liên tục mất giá so với USD, xu hướng này kéo dài đến hết năm 2009, cho đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5.6% so với cuối năm 2008. Nếu như trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức, thì trong năm 2009 lại là một năm mà tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại luôn ở mức trần của biên độ giao động mà Ngân hàng Nhà nước công bố. Trong cả năm, áp lực về cung cầu trên thị trường ngoại hối cùng với áp lực tâm lý đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng rời xa tỷ giá chính thức. Tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng lên
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Ngân hàng Nhà nước vẫn điều hành tỷ giá theo cơ chế thả nổi có quản lý, thực hiện việc công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD hàng ngày. Trong giai đoạn này, cũng đánh dấu một bước đổi mới trong việc điều hành tỷ giá, theo đó, Ngân hàng Nhà nước cam kết mức điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng không quá 1% trong những tháng cuối năm 2011, không quá 2 - 3% trong năm 2012, 2013, không quá 1 - 2% trong năm 2014, không quá 2% năm 2015. Riêng trong năm 2015, do có sự biến động kinh tế toàn cầu, sự điều chỉnh tỷ giá của đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố có thể tăng lãi suất vào cuối năm 2015 thì áp lực bất ổn định tỷ giá ở Việt Nam là khá lớn. Ngân hàng Nhà nước đã phá giá 3 lần trong năm 2015 (tháng 1, tháng 5 và tháng 8) với tỷ lệ 1%/lần phá giá. Cùng với việc phá giá đồng nội tệ, trong tháng 8 năm 2015 do áp lực phá giá mạnh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ +-1% lên +-2% vào ngày 12/8 và lên +-3% vào ngày 19/8 và không có điều chỉnh nào về tỷ giá cho đến hết năm 2015. Đồng thời, ngày 31/12/2015 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành cách thức điều hành tỷ giá mới áp dụng từ ngày 04/01/2016 (Quyết định số 2730/QĐ-NHNN), theo đó các thức điều hành tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động trên thị trường thế giới nhưng vẫn
đảm bảo vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo định hướng điều hành Chính sách tiền tệ.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ giá đến việc tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam còn có những hạn chế nhất định, do trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông thủy sản, sản phẩm tài nguyên, như dầu thô, cao su..., thêm vào đó, trong cấu thành các mặt hàng xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng đến 70% là giá trị hàng nhập khẩu, vì thế, sẽ có hiệu ứng trung chuyển của tỷ giá vào hàng hoá được sản xuất để xuất khẩu. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt may, thủy sản và gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng gần 40%), mà giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Do vậy, việc giảm giá VND không chắc đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu bởi năng lực cạnh tranh chịu tác động bởi nhiều yếu tố đan xen nhau. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế.