Giải pháp về tài chính, tín dụng và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 88)

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hàn Quốc thường có quy mô vừa và nhỏ cùng với nguồn tài chính hạn hẹp, họ thường gặp khó khăn khi tiếp cận với các nguồn tài chính cũng như nguồn tín dụng hỗ trợ cho xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản, thủy sản nên Chính phủ cần có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn phục vụ xuất khẩu. Hơn nữa, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất phục vụ xuất khẩu và thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, khẩn trương tổ chức triển khai có hệu quả chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất

hàng xuất khẩu, kinh doanh xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản, hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm hiểu văn hóa và tập quán tiêu dùng của người Hàn Quốc, tìm hiểu các quy định pháp luật của Hàn Quốc có liên quan đến nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cảu Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc. Chính sách này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam được trang bị đầy đủ kiến thức về thị trường Hàn Quốc, từ đó tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm sao cho phù hợp, làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc gia Đông Á này. Ngoài ra, khi có đầy đủ hiểu biết, các doanh nghiệp có thể chủ động và linh hoạt hơn trong việc tận dụng cơ hội, đáp ứng được các quy định của Hàn Quốc để đưa ra nhưng mặt hàng thâm nhập vào thì trường nước này hiệu quả.

Hơn nữa, Chính phủ cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo nhân lực cho việc thực hiện các cam kết của Hiệp định tự do thương mại đặc biệt là VKFTA. Đây là giải pháp mang tính chất quan trọng, giúp doanh nghiệp từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ giỏi, được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế ngoại thương, có khả năng ứng xử tốt và linh hoạt trước các biến động của tình hình kinh tế hai nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)