Chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tác động của cán cân

1.2.1.3. Chính sách đầu tư

Các chính sách và biện pháp liên quan đến đầu tư cũng có tác động quan trọng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cán cân thương mại thông qua các kênh cơ bản là: Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài; nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoài như viện trợ, thu nhập ròng từ các dự án đầu tư ngoài nước, kiều hối…; nguồn vốn vay

và chính sách đầu tư trong nước. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là bộ phận quan trọng của tài khoản vốn. Việc gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác dụng bù đắp thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Đối với các nước đang phát triển, khi xuất khẩu dịch vụ còn hạn chế và các nguồn chuyển giao chưa đáng kể, vốn FDI góp phần làm lành mạnh háo cán cân thương mại. Tăng đầu tư nước ngoài vào các ngành thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trong dài hạn sẽ góp phần cải thiện cán cân thương mại.

Bên cạnh đó, việc gia tăng nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoài như viện trợ, thu nhập ròng từ các dự án đầu tư ngoài nước, kiểu hối… có tác dụng bù đắp thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa. Mặt khác, sự ổn định và gia tăng các khoản chuyển giao làm cho khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai lớn hơn, từ đó có thể mở rộng nhập khẩu nhiều hơn so với dự kiến. Điều này là rất quan trọng đối với các nước đang phát triển khi cần phải thu hút vốn, công nghệ kỹthuật từ bên ngoài. Hơn nữa, nguồn vốn vay nếu sử dụng không hiệu quả như đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu, các công trình mang lại hiệu quả kinh tế thấp (mua sắm của Chính phủ, tiêu dùng…) sẽ làm trầm trọng cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài do chỉ số nợ/xuất khẩu có xu hướng tăng và tỷ số giữa lãi suất phải trả các khoản nợ so với mức độ tăng xuất khẩu cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, chính sách đầu tư trong nước cũng ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Đầu tư trong nước theo định hướng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu đều có ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cũng ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thương mại. Ví dụ như nếu xem nhẹ đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ làm tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh hành xuất khẩu, hạn chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, khi các dự án đầu tư có hiệu quả thấp sẽ khiến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu suy yếu đi đồng thời hàng nhập khẩu sẽ có mức chi phí cao hơn, điều này tác động đến tình trạng của cán cân thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)