Người tiêu dùng luôn thích những sản phẩm đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại. Dựa vào tâm lý này thì các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hoá sản phẩm của mình bằng nhiều mẫu mã, sử dụng các chất liệu khác nhau để tạo sự khác biệt và phong phú cho các mặt hàng xuất khẩu. Việc mở rộng danh mục hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cũng cần dựa trên khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và đặc điểm thị hiếu của đối tác Hàn Quốc cũng như người tiêu dùng nước này. Có thể thấy Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc sản xuất, chế biến nhiều mặt hành nông, lâm, thủy sản, hành dệt may, linh kiện điện tử và công nghệ thông tin. Tuy nhiên trên thị trường Hàn Quốc một số mặt hàng như thủy sản, hàng dệt may… gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa từ Trung Quốc. Vì vậy, để mở rộng danh mục hàng hóa xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào những mặt hàng mà thị trường Hàn Quốc đã chấp nhập và có khả năng chấp nhận. Đối với những mặt hàng đã được chấp nhận như hàng thủy sản, để trụ vững ở thị trường này thì các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản nước ta cần phải không ngừng nâng cao chất lượng bởi hệ thống kiểm soát chất lượng của Hàn Quốc rất ngặt nghèo, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm cũng loại từ nước khác là vô cũng quyết liệt. Dệt may cũng là mặt hàng chủ lực mà các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này cần xây
dựng chương trình đầu tư phát triển cho toàn ngành đến năm 2025, tầm nhìn 2030; cần thiết phải đầu tư cho ngành dệt dưới dạng các cụm công nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu phụ liệu chất lượng cao cung cấp cho ngành may mặc xuất khẩu. Còn đối với những mặt hàng tiềm năng, có khả năng chấp nhận như đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ…thì các doanh nghiệp thông qua các chương trình liên kết mạng lưới, hội chợ triển lãm cần tăng cường mở rộng mặt hàng, mẫu mã và chất lượng sản phẩm đồng thời quảng bá, giới thiệu sản phẩm thích hợp nhu cầu của đối tác và thị hiếu của người tiêu dùng.
Mặt khác, chất lượng là một yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng cao, giá cả và mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Hàn Quốc là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm nên để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải đạt trình độ kỹ thuật phù hợp. Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc đẩy xuất khẩu thì phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cá cạnh với các sản phẩm của các nước khác trên Thế giới. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể học hỏi và tham khảo các mô hình phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc và ứng dụng các công nghệ cao vào sản xuất.