Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tác động của cán cân

1.2.1.4. Chính sách tỷ giá

Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sẽ có tác động bất lợi

cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008, tr.206). Khi tỷ giá đồng nội tệ giảm thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ giảm lên sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu và thuận lợi cho xuất khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng tăng. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên, nhập khẩu sẽ có lợi thế trong khi xuất khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng giảm xuống. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 100,000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Hàn Quốc có giá 4,500 KRW (Won Hàn Quốc). Với tỷ giá hối đoái 20 VND = 1 KRW thì bộ ấm chén Hàn Quốc sẽ được bán ở mức giá 90,000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 100,000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 24 VND = 1KRW thì lúc này bộ ấm chén Hàn Quốc sẽ được bán với giá 108,000 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)