Các chính sách thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

2.3. Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam –Hàn Quốcgiai đoạn

2.3.2.2. Các chính sách thương mại

Trong hơn khoảng 20 năm qua, chế độ ngoại thương của Việt Nam đã tự do hóa đáng kể. Các rào cản nhập khẩu phi thuế quan làm biến dạng thương mại dần được xóa bỏ trong khi các biện pháp tự nguyện cắt giảm thuế đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất và năng lực cạnh tranh. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và các cam kết tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN, ASEAN – Hàn nghĩa là thuế MFN và lịch biểu cắt giảm thuế quan ưu đãi thay thế cho các mức thuế cao hơn nhiều trước đây. Ngoài ra, các chính sách và khuôn khổ pháp lý được xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Các hoạt động xúc tiến thương mại đa dạng hơn, việc quản lý chính sách xuất nhập khẩu linh hoạt và dễ dự đoán hơn. Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn bị kìm hãm bởi khuynh hướng chống xuất khẩu thể hiện trong cơ cấu ưu đãi tạo ra hạn chế lớn đối với việc phát triển lành mạnh khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn được xem là động lực chính của tăng trưởng xuất khẩu. Khuynh hướng chống xuất khẩu xuất phát từ mục tiêu của chính quyền trung ương nhằm cơ cấu chế độ ngoại thương theo hướng bảo vệ các ngành thay thế nhập khẩu chủ chốt và các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ nước ngoài, chế độ thương mại vẫn được coi là hạn chế thông qua việc tiếp tục kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu chính như dầu khí, khai thác mỏ, phương tiện vận tải, xi măng, thép, hóa dầu…Trước đây, Chính phủ Việt Nam đã duy trì việc bảo hộ các doanh nghiệp nhà nước sử dụng nhiều vốn và giữ vị

trí thống lĩnh trong các ngành thay thế nhập khẩu trong khi các doanh nghiệp này nhìn chung hoạt động yếu kém.

Trước khi gia nhập Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc, mức thuế trung bình của Việt Nam và Hàn Quốc từ 10-20% tương đương nhau. Sau đó, Việt Nam có nhiều dòng thuế với mức thuế suất 0% hơn Hàn Quốc mặc dù nhìn chung Hàn Quốc có mức độ tự do hóa cao hơn nhiều, cụ thể như bảng sau:

Bảng 2.12: Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa trước khi tham gia hiệp định AKFTA tại ASEAN và Hàn Quốc

Dòng thuế có mức thuế

Hàn

Quốc Indonesia Malaysia

Thái

Lan Singapore Việt Nam

Cao hơn 20% 5.4 1.5 15.1 23.2 0 31.3 Từ 10% đến 20% 8.3 15.0 22.9 21.9 0 8.9 Thấp hơn 10% 78.7 61.5 15.7 48.6 0 27.8 0% 7.6 22.0 58.6 6.6 100 32.0 Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: APEC E-IAP, Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa trước khi tham gia hiệp định AKFTA tại ASEAN và Hàn Quốc, 2015

✓ Thuế quan: sau khi thực hiện cam kết theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc biểu thuế của Việt Nam và Hàn Quốc đã có những sự thay đổi lớn. Hàn Quốc tiếp tục duy trì mức thuế cao đối với hàng nông sản, mặc dù các mặt hàng này là hàng hóa xuất khẩu chính sang Việt Nam. Mặt khác, xe gắn máy, phụ tùng xe gắn máy và phương tiện giao thông là các mặt hàng Hàn Quốc có lợi ích về xuất khẩu vẫn bị mức thuế cao tại Việt Nam còn các mặt hàng thiết bị điện tử, máy móc thiết bị khác thì mức thuế cũng đã giảm dần và được Hàn Quốc ưu tiên đầu tư. Một quan ngại khác đối với Việt Nam là thuế suất đối với thực phẩm chế biến vì sau khi tham gia hiệp định AKFTA, các mặt hàng này tiếp tục duy trì mức thuế suất cao.

Các rào cản phi thuế có thể đóng vai trò quan trọng trong tổng quan thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Một số biện pháp phi thuế của Hàn Quốc áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam:

Bảng 2.13: Các biện pháp phi thuế của Hàn Quốc áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Hạng mục Các biện pháp pháp Sản phẩm

Hạn chế cạnh tranh Định giá Gạo, hành, tỏi, lạc, vừng… Thủ tục hải quan Phân loại thuế Gỗ và sản phẩm gỗ

Các biện pháp liên quan

đến nhập khẩu Hạn ngạch thuế quan

Gạo Một số sản phẩm nông nghiệp

SPS (Kiểm dịch động

thực vật) Chậm chễ Thực phẩm Tiêu chuẩn, kiểm

nghiệm và chứngnhận Chứng nhận Thực phẩm hữu cơ

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), 2014

Một số biện pháp phi thuế của Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc:

Bảng 2.14: Hàng rào phi thuế của Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc

Hạng mục Các biện pháp pháp Sản phẩm

Các biện pháp liên quan đến nhập khẩu

Cấp phép; Hạn chế nhập

khẩu Sản phẩm tiêu dùng Các biện pháp liên quan

đến đầu tư Quy định Dịch vụ và viễn thông,… Tiêu chuẩn, kiểm

nghiệm và chứng nhận Chứng nhận Thực phẩm

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), 2014

Hạn ngạch, giá và các tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh và an toàn thực phẩm là các rào cản phi thuế mà Hàn Quốc sử dụng để hạn chế nhập khẩu lương thực, đặc biệt là gạo đồng thời Việt Nam cũng có mức bảo hộ hữu hiệu tương đối cao đối với mặt

hàng thực phẩm chế biến từ sau AKFTA. Về cơ bản việc áp dụng và điều chỉnh các chính sách hạn ngạch thuế quan của Việt Nam giai thời gian qua mặc dù có những tác động nhất định tới một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam nhưng do số lượng các mặt hàng thuộc diện này không nhiều nên tác động tới cán cân thương mại của Việt Nam là không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)