Có chiến lược xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 97)

Thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp mà hơn thế thương hiệu là tài sản có giá trị lớn, là uy tín của doanh nghiệp. Thương hiệu thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá cùng với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng thương hiệu cho mình và hàng hoá của mình là điều hết sức quan trọng. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức rõ được tính cấp thiết mang tính sống còn của vấn đề này. Đây là giải pháp cần thiết, không chỉ riêng với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc mà còn với thị trường trong nước cũng như thị trường

tại các quốc gia khác trên Thế giới. Có thể thấy sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, sự khác biệt của sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định, tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm đồng thời đây cũng là phương thức bảo vệ hữu hiệu nếu sản phẩm có thương hiệu và đăng ký bảo hộ hợp pháp.

Để xây dựng một thương hiệu, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến định hình chiến lược chung. Quá trình xây dựng thương hiệu chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan. Điều quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu là phải xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp vì thế nó luôn gắn liền với chiến lược sản phẩm và chiến lược đầu tư cũng như kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt của hàng hoá đến thương hiệu của doanh nghiệp hoặc ngược lại đi từ thương hiệu chung của doanh nghiệp đến thương hiệu cá biệt của từng hàng hoá. Ưu điểm của chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt đến thương hiệu chung hoặc phát triển đồng thời cả hai là khả năng tiếp cận thị trường nhanh, hạn chế được nguy cơ rủi ro từ một thương hiệu cá biệt không thành công và phát triển nhanh các thương hiệu khác nhờ một thương hiệu thành công, tuy nhiên chi phí lại rất lớn. Còn lựa chọn phát triển thương hiệu chung là cách đi của nhiều doanh nghiệp nước ta đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì sẽ hạn chế được nhiều chi phí trong quá trình phát triển thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)