Cơ cấu hàng hoá nhậpkhẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng về quan hệ thương mại Việt Nam –Hàn Quốcgiai đoạn 1992-

2.2.2.2. Cơ cấu hàng hoá nhậpkhẩu

Giai đoạn 1992-2006

Trái với cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hàn Quốc biến động không nhiều trong giai đoạn 1992-2006. Nhóm hàng nông sản chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 0.2% đến 0.5%), trong khi nhóm hàng chế tạo chiếm từ 70% đến 80% kim ngạch nhập khẩu. Nhóm hàng hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể khoảng từ 10-15%. Thay đổi lớn nhất là nhóm hàng nhiên liệu khoáng và dầu nhờn. Năm 1993 nhóm hàng này có kim ngạch 104 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14.5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc, tuy nhiên con số này giảm dần cả về kim ngạch và tỷ trọng qua các năm, tính đến năm 2003 chỉ còn là 12 triệu USD và chiếm 0.5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhóm hàng chế tạo chiếm tỷ trọng 70-80% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc, cao hơn một chút so với tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc nhưng tính chất của chúng lại khác nhau. Hàng chế tạo Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc tập trung chủ yếu là nguyên liệu dệt may, da, máy móc, trang thiết bị vận tải, sắt thép, thiết bị viễn thông (năm 2003 chiếm tỷ trọng đến 73.6%) trong khi hàng chế tạo Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc tập trung vào

hàng dệt, giầy dép, các loại đồ gỗ nội thất là những mặt hàng có hàm lượng chế biến ở mức độ trung bình.

Bảng 2.10: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc từ 2003-2006

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 Giá trị Tăng/ giảm (%) Giá trị Tăng /giảm (%) Giá trị Tăng/ giảm (%) Giá trị Tăng /giảm (%) NPL. dệt may và da 495.52 18.5 585.92 21.3 593.54 1.3 601.14 1.3 Khoảng sản 114.44 1.7 356.03 311.1 440.05 23.6 445.77 1.3 Thiết bị vận tải 322.05 15.0 323.01 0.3 374.69 16.0 422.28 12.7 Thép 166.36 -40.5 171.35 30.5 222.76 30.6 297.16 33.4 Xăng dầu 163.23 25.4 249.74 53.9 253.74 1.6 287.99 13.5

Thiết bị công nghiệp 195.32 23.2 194.09 -0.6 168.67 -13.1 208.98 23.9

Sản phẩm hóa chất 108.37 12.3 119.53 10.3 124.79 4.4 135.65 8.7

Sản phẩm sợi 86.64 7.1 93.14 7.5 104.97 12.7 117.25 11.7

Điện tử gia dụng 98.69 23.4 87.05 -11.8 69.81 -19.8 81.19 16.3

Nhựa 62.66 4.3 79.9 27.5 72.07 -9.8 115.46 60.2 Nguồn: Tổng cục thống kê, “Cơ sở dữ liệu Xuất. Nhập khẩu hàng hoá Việt Nam

sang Hàn Quốc từ 2003-2006”

Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2003-2006 chủ yếu gồm các sản phẩm nguyên phụ liệu (NPL) cho ngành dệt may, da, sắt thép, máy móc thiết bị vận tải, sản phẩm hóa chất, sản phẩm điện gia dụng.... Mặt hàng đứng đầu trong danh mục các mặt hàng nhập từ Hàn Quốc đó là nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da của nước ta, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 601.14 triệu USD vào năm 2006, tăng khoảng 1.3% so với năm 2015. Mặt hàng khoáng sản đạt 445.77 triệu USD năm 2006, tiếp tục duy trì ở vị trí thứ hai. Đứng thứ ba phải kể đến mặt hàng thiết bị vận tải, năm 2006 đã đạt 422.29 triệu USD tăng trưởng trên 12% và tăng ~ 31.1% so với năm 2003.

Như vậy có thể thấy kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc giai đoạn này tăng nhanh, nguyên nhân là do nhu cầu mua ôtô từ Hàn Quốc của người dân Việt Nam

tăng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam và các doanh nghiệp khác tăng cường nhập khẩu các loại vật liệu từ đối tác Hàn Quốc để sản xuất hàng dệt may, lắp ráp hàng điện tử, ô tô, xe máy để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, chính vì vậy mà kim ngạch mặt hàng này tăng nhanh đáng kể.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2006

Nguồn: Tổng cục thống kê, “Cơ sở dữ liệu Xuất, Nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hàn Quốc 2006”

Thông qua biểu đồ trên ta nhận thấy rằng các mặt hàng nguyên phụ liệu đầu vào, khoáng sản và các loại thiết bị… chủ yếu phục vụ sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng tương đối cao, khoảng 65% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Giai đoạn 2007-2016

Các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt của Việt Nam từ Hàn Quốc bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; vải các loại, sắt thép...Các mặt hàng của nước này rất đa dạng, có nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, phù hợp với một thị trường tiềm năng như Việt Nam. Đặc biệt với những thuận lợi từ những cam kết của các Hiệp định thương mại tự do mà hai nước tham gia thì các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tận dụng cơ hội để thâm nhập sâu rộng vào thị trường nước ta. Theo như số liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của mười mặt hàng nhập khẩu hàng đầu chiếm tới khoảng 65% giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc trong giai đoạn này.

NPL, dệt may và da, 15.37% Khoảng sản, 11.4% Thiết bị vận tải, 10.8% Thép, 7.6% Xăng dầu, 7.4% Thiết bị công nghiệp, 5.3% Sản phẩm hóa chất, 3.5% Sản phẩm sợi, 3.0% Hàng hóa khác, 35.6%

Bảng 2.11: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc từ 2011-2016

Đơn vị: triệu USD

STT Mặt hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.929 3.295 5.099 5.039 6.732 8.673

2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1.244 1.744 2.825 3.131 5.115 5.838

3 Điện thoại các loại và linh kiện 806 1.329 2.201 1.716 3.023 3.579

4 Vải các loại 1.349 1.409 1.698 1.845 1.847 1.958

5 Sản phẩm từ chất dẻo 215 314 536 796 1.067 1.299

6 Chất dẻo nguyên liệu 848 921 1.174 1.204 1.145 1.197

7 Kim loại thường khác 471 506 624 846 1.035 1.071

8 Sắt thép các loại 1.566 1.301 1.13 1.109 1.044 1.009

9 Xăng dầu các loại 1.121 942 650 521 649 940

10 Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày 554 592 726 796 793 792

Nguồn: Tổng cục Hải quan,”Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu các năm 2011-2016

Hàn Quốc vốn là một quốc gia có thế mạnh lớn về công nghệ và các ngành công nghiệp điện tử với rất nhiều các tập đoàn lớn đang đặt cơ sở sản xuất lắp ráp tại Việt Nam như SamSung. LG…Các tập đoàn này nhập khẩu một lượng lớn các linh kiện, máy móc từ Hàn quốc để phục vụ sản xuất, bán sản phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu đi các nước khác nên khiến cho kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện …tăng lên đáng kể và trở thành ba mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong 2 năm trở lại đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến các mặt hàng có tổng giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng đạt từ 1 tỷ USD trở lên tính đến năm 2016 đó là: vải các loại (1.95 tỷ USD); sản phẩm từ chất dẻo (1.29 tỷ USD); chất dẻo nguyên liệu (1.19 tỷ USD) và kim loại thường khác (1.07 tỷ USD).

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan,”Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu năm 2016

So với giai đoạn 1992-2006, giai đoạn 2007-2016 đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của nước ta đặc biệt thông qua biểu đồ 2.10 và biểu đồ 2.11 ta thấy rõ được sự khác biệt trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc giữa hai giai đoạn này. Những mặt hàng nhập khẩu chính trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2016 là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện… đây là những mặt hàng công nghệ với yêu cầu trình độ nhân công và kỹ thuật sản xuất cao, đây là những mặt hàng mà trình độ khoa học kỹ thuật cũng như năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu phát triển các ngành, các lĩnh vực của nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)