Giai đoạn 2007-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

2.3. Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam –Hàn Quốcgiai đoạn

2.3.1.2. Giai đoạn 2007-2016

Biểu đồ 2.11: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2007-2016

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan, “Xuất nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu”, các năm 2007-2016

Trong giai đoạn 2007-2016, cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng mất cân bằng hơn, Việt Nam ở vị thế nhập siêu ngày càng lớn. Thâm hụt cán cân thương mại của Viê ̣t Nam với Hàn Quốc tăng từ mức 3.07 tỷ USD năm 2006 đã tăng lên 4.1 tỷ USD năm 2007 và 8.46 tỷ USD năm 2011. Tuy nhiên, so với tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc thì tỷ lê ̣ thâm hụt thương mại của Viê ̣t Nam đã giảm từ 363.8% năm 2006 và 325.7% vào năm 2007 xuống còn179.24% vào năm 2011. Năm 2012, mức thâm hụt hàng hóa của Việt Nam trong hoạt động thương mại với Hàn Quốc 9.96 tỷ USD thì đến năm 2016, mức thâm hụt lên tới 20.61 tỷ USD tăng hơn 12 tỷ USD chỉ trong có 5 năm, gấp gần 2 lần so với trị giá xuất khẩu hàng

-4.10 -5.20 -4.92 -6.67 -8.46 -9.96 -14.09 -14.62 -18.71 -20.61 6.58 8.94 9.04 12.85 17.90 21.12 27.33 28.90 36.55 43.45 -30.00 -20.00 -10.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng kim ngạch XNK cả 2 nước Kim ngạch nhập khẩu tư Hàn Quốc Thâm hụt thương mại Tổng kim ngạch XNK cả 2 nước

hóa trong năm của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này và cũng cao gần gấp 2 lần mức thâm hụt của năm 2012.

Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu rất cao với Hàn Quốc trong các năm qua. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc trong những năm qua: máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng, vải, điện thoại, xăng dầu, nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may da giày, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, ôtô nguyên chiếc các loại, linh kiện và phụ tùng ôtô, ... Về xuất khẩu: các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc trong những năm qua là: dệt may, dầu thô, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ…Thực tế cho thấy Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia có nhiều doanh nghiệp đang đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta đã ký với các khu vực thị trường này giúp hàng hóa được miễn, giảm thuế và có giá cạnh tranh, chất lượng hàng nhập khẩu tương đối tốt và tâm lý người tiêu dùng dễ chấp nhận hàng từ Hàn Quốc.

Dựa trên những trình bày ở trên về tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc có thể thấy:

Thứ nhất, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc được phát triển với tốc độ khá cao với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 1992-2016 trung bình là 27.02% và của nhập khẩu từ Hàn Quốc trung bình là 21.01%. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc dường như đang lấn át hoạt động nhập khẩu từ thị trường này trong hơn hai thập kỷ. Tuy nhiên, trên thực tế cán cân thương mại của Việt Nam với thị trường truyền thống này vẫn bị thâm hụt khá mạnh, trên 20 tỷ USD năm 2016.

Thứ hai, vị trí của Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc cũng như của Hàn Quốc trên thị trường Việt Nam đều được cải thiện đáng kể. Dựa trên các số liệu trong niên giám Thống kê của Việt Nam từ năm 1992 đến nay, Hàn Quốc luôn là một trong 10 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Về nhập khẩu, từ giữa thập kỷ 19 đến nay, Hàn Quốc luôn là một trong 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó vị trí của Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc cũng đã được cải thiện

đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), năm 2016 Việt Nam đứng thứ tám trong số các thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc.

Thứ ba, từ những trình bày về cơ cấu xuất nhập khẩu ở phần trên, thể hiện rõ sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế, trình độ công nghệ giữa hai nước, tuy tỷ trọng hàng chế tạo trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc là khá lớn song chủ yếu lại là hàng hóa có giá trị gia tăng thấp và hàm lượng công nghệ không cao.

Thứ tư, sau rất nhiều nỗ lực môi trường chính sách đã được cải thiện đáng kể, đăc biệt sau khi Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc và Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước được kí kết. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trong quan điểm tăng cường hợp tác kinh tế khu vực của Hàn Quốc đồng thời nó cũng đòi hỏi các bên tham gia phải có những cải cách chính sách thích hợp. Trong thời gian qua, Việt Nam và Hàn Quốc luôn áp dụng khuyến khích các biện pháp thu hút đầu tư và đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cải thiện trình độ công nghệ và tìm kiếm thị trường đầu tư có hiệu quả hơn ở bên ngoài. Chính sách thương mại tiếp tục được cải thiện theo hướng tăng cường thuận lợi hóa nâng cấp hệ thống hải quan tăng cường áp dụng tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)