Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng về quan hệ thương mại Việt Nam –Hàn Quốcgiai đoạn 1992-

2.2.1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Giai đoạn 1992-2006

Từ năm 1992 đến năm 2006, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng hàng hóa chế tạo. Tuy nhiên, phần lớn trong số hàng chế tạo xuất khẩu sang Hàn Quốc đều là hàng hóa có giá trị gia tăng thấp và thuộc nhóm hàng được phân loại dựa trên nguyên liệu. Cụ thể là:

Năm 1993, nhóm hàng nguyên liệu thô và nhiên liệu chiếm 35.26% kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu bao gồm than, cao su, một số loại gỗ, cát thạch anh, sợi dệt và các nguyên liệu thực vật khác. Hai nhóm hàng có tỷ trọng lớn khác là nhóm hàng chế tạo được phân loại dựa trên nguyên liệu (chiếm 24.59%), nhóm các mặt hàng chế tạo khác (chiếm 16.68%), mặt hàng thuỷ sản chỉ chiếm 9.39%.

Năm 1997, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã có thay đổi đáng kể, theo hướng tăng dần những mặt hàng có hàm lượng công nghệ (chủ yếu là hàng gia công, lắp ráp từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Nhóm hàng nguyên liệu và nhiên liệu chỉ còn chiếm tỷ trọng 13.3% kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc, kim ngạch lớn nhất là dầu thô (15 triệu USD). Thuỷ sản vẫn tiếp tục ở mức khiêm tốn, chỉ chiếm tỷ trọng 7.58%. Tỷ trọng các mặt hàng nông sản (chủ yếu là cà phê và sắn lát) tăng lên, đạt 7.15% so với 2.49% năm 1993. Thay đổi rõ nhất là nhóm hàng chế tạo (hàng dệt may, thiết bị và dụng cụ điện, đồ nội thất, giầy dép…), tăng tỷ trọng từ 42.37% năm 1993 lên 64.3% năm 1997.

Năm 2000, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tiếp tục được thay đổi với việc thuỷ sản vươn lên trở thành một trong những nhóm mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 72 triệu USD, gấp 4 lần năm 1997, chiếm tỷ trọng 22.32%, nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường hàng thuỷ sản Hàn Quốc - một thị trường có nhu cầu lớn, trong khi sản lượng đánh bắt trong nước liên tục suy giảm. Hàng nông sản tiếp tục tăng ổn định với hai mặt hàng chính là sắn lát (21 triệu USD) và cà phê (17 triệu USD). Tỷ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên liệu thô giảm xuống chỉ còn 6.85% do Việt Nam không xuất khẩu dầu thô sang Hàn Quốc và kim ngạch xuất khẩu than tiếp tục giảm chỉ còn khoảng gần 3 triệu USD. Tỷ trọng nhóm hàng chế tạo sau khi đạt mức cao nhất trong năm 1997 đã giảm dần, còn khoảng 55% trong năm 2000 nhưng kim ngạch vẫn tăng.

Năm 2003, thuỷ sản trở thành mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu với 25.42%. Xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước, chỉ sau ba thị trường có dung lượng lớn là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Đạt được kết quả như vậy là do trong các năm 2000 và 2001, Việt Nam đã ký kết được thoả thuận về kiểm dịch hàng thuỷ sản với Hàn Quốc, theo đó Hàn Quốc công nhận giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng và Vệ sinh Thú y Thuỷ sản Việt Nam (NAFIQAVED) cấp, chỉ cần có được giấy chứng nhận của NAFIQAVED là có thể xuất hàng vào Hàn Quốc mà không phải qua kiểm định của cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm của Hàn Quốc. Đây là một điểm tương đối đặc thù của thị trường Hàn Quốc khi so sánh với các thị trường khác

trong khu vực, vì mức độ đạt được thoả thuận về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường đó đối với hàng thuỷ sản, kể cả của Nhật, đều thấp hơn so với của Hàn Quốc. Tỷ trọng nhóm hàng chế tạo giảm nhẹ, trong khi tỷ trọng nhóm hàng nông sản và máy móc và thiết bị vận tải tăng nhẹ so với năm 2000. Xuất khẩu cao su năm 2003 tăng mạnh tới 43.1%, đạt kim ngạch kỷ lục là 22.3 triệu USD, giúp tăng tỷ trọng của nhóm hàng nguyên liệu.

Giai đoạn 2007-2016

Từ năm 2007 đến 2008, do khủng hoảng kinh tế tình hình xuất khẩu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, những nhóm hàng xuất khẩu chính sang thị trường Hàn Quốc vẫn tiếp tục là nhóm hàng thực phẩm và động vật tươi sống, nhóm hàng chế tạo được phân lợi trên nguyên liệu và nhóm hàng đồ dụng gia đình chiếm khoảng 63% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang thị trường Hàn Quốc năm 2009-2010:

Biểu đồ 2.4: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2009-2010

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Xuất khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu năm 2009-2010

Theo như số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của ngành dệt may Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2009 chỉ đạt ~242triệu USD nhưng đến năm 2010 kim ngạch đạt ~432 triệu USD, tăng 78% so năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hàn Quốc đạt 95 triệu USD, như vậy các doanh

nghiệp Việt Nam tận dụng được nhiều ưu đãi từ AKFTA giúp cho kim ngạch xuất khẩu gỗ đã tăng 45.2 % vào năm 2010. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang thị trường Hàn Quốc năm 2011-2016:

Bảng 2.6: Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2011-2016

Đơn vị: triệu USD

TT Mặt hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Điện thoại các loại và

linh kiện 200.69 70.92 217.87 324.50 1.461.81 2.729.90

2 Hàng dệt, may 899.95 1.068.91 1.638.93 2.089.06 2.128.05 2.284.24

3 Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện 117.41 201.95 325.28 416.42 776.27 1.253.43

4 Máy móc, thiết bị, dụng

cụ phụ tùng khác 162.66 200.58 227.90 309.83 476.98 764.23

5 Hàng thủy sản 490.26 509.56 509.94 651.68 571.65 607.96

6 Gỗ và sản phẩm gỗ 183.48 228.67 328.86 491.03 498.48 575.10

7 Giày dép các loại 151.51 182.62 231.33 294.50 302.21 345.02

8 Xơ, sợi dệt các loại 289.49 235.62 223.81 195.11 195.56 265.00

9 Phương tiện vận tải và

phụ tùng 214.12 571.91 512.12 217.16 263.52 253.15

10 Máy ảnh, máy quay

phim và linh kiện - - 77.59 105.95 134.00 160.64

11 Dầu thô 808.44 799.66 724.98 210.57 145.96 93.71

12 Xăng dầu các loại 97.33 126.20 151.48 34.45 12.11 21.83

13 Than đá 141.43 101.56 82.25 92.41 24.23 7.66

Nguồn: Tổng cục Hải quan,”Xuất khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu các năm 2011-2016

Từ năm 2011, cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc bắt có sự chuyển biến đáng kể, kim ngạch hàng dệt may xuất sang thị trường này đã vươn lên đạt giá trị cao nhất, ~ 899.95 triệu USD, tăng 108.5% so với năm 2010, mặc dù

kim ngạch dầu thô đạt 808.44 triệu USD đứng vị trí thứ hai, chiếm 17.4% tỷ trọng, tuy nhiên các năm sau có xu hướng giảm dần.

Năm 2012 đánh dấu kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc vượt ngưỡng 1 tỷ USD, đưa nước này trở thành thị trường trọng điểm lớn thứ 4 của dệt may Việt Nam, sau Mỹ, EU, Nhật Bản. Những năm qua ngành dệt may đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Hàn Quốc hiện là quốc gia đầu tư lớn vào ngành dệt may Việt Nam, với khoảng 450 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký riêng trong lĩnh vực này khoảng 1.8 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng mạnh có sự đóng góp đáng kể của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc như Kyung Bang, Hansae Việt Nam, Han-soll Việt Nam, Vina-Korea...Bên cạnh đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã chỉ đạo hơn 100 doanh nghiệp thành viên chuẩn bị nguồn lực để khai thác hiệu quả và tận dụng triệt để những lợi ích và ưu đãi từ FTA ASEAN - Hàn Quốc và đón đầu ưu đãi từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc.

Trong năm 2014, dệt may vẫn là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất với 2.09 tỷ USD, tăng 27.5% so với năm 2013, chiếm 29.3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đứng thứ hai là nhóm hàng thủy sản với trị giá đạt 651.68 triệu USD, tăng 27.8% so với năm 2013, chiếm 9.1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Gỗ và sản phẩm gỗ là nhóm hàng đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2014 với 491.03 triệu USD, chiếm 6.9% tổng kim ngạch. Năm 2014 cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh mặt hành dầu thô, chỉ đạt 210.57 triệu USD, giảm gần 71% so với năm 2013 và tiếp tục giảm mạnh vào các năm tiếp theo.

Năm 2015-2016 chứng kiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện sang thị trường Hàn Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, đạt vị trí thứ hai, tăng trưởng gấp 4.5 lần so với năm 2014. Năm 2016 mặt hàng này tiếp tục đà tăng trưởng khi đạt 2.73 tỷ USD, vượt qua kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may, trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang thị trường Hàn Quốc. Để có được sự tăng trưởng này phải kể đến sự đóng góp lớn từ tập đoàn SamSung với hai nhà máy lớn tại Bắc Ninh và Thái Nguyên thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu lớn linh kiện điện tử, điện thoại của nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)