Giải pháp về xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 92)

Nước ta cần đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng quỹ ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của quỹ này trong hoạt động hỗ trợ xúc tiến các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, phát triển thị trường và bạn hàng. Thực tế cho thấy công tác nghiên cứu thị trường của nước ta còn yếu kém, chưa hệ thống hóa. Các cơ quan như Bộ Thương mại, Trung tâm thông tin thương mại...cần tập trung nghiên cứu tổng quan về thị trường Hàn Quốc, chỉ ra những xu hướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế kịp thời, giới thiệu các tập quán

phân phối, thói quen tiêu dùng của người Hàn Quốc…Các kết quả của hoạt động nghiên cứu cần được phổ biến một cách hiệu quả và nhanh nhất đến các đối tượng quan tâm thông qua các trang website của Bộ hoặc dưới dạng các ấn phẩm.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Về cơ bản, mạng lưới tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại của nước ta đã được hình thành và phát huy tác dụng, đã có những tác động tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thì trường quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, hệ thống xúc tiến thương mại của nước ta vẫn tồn tại nhiều bất cập như thiếu sự liên kết giữa các tổ chức thành viên trong hệ thống, năng lực thực hiện xúc tiến xuất khẩu còn yếu, các luồng thông tin thương mại chưa được thông nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin cho các đối tác.

Để khắc phục cũng như cải thiện tình trạng trên thì các cơ quan chức năng cần phối hợp tốt hơn trong việc tổ chức xúc tiến trong nước với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức hữu quan của nước sở tại trong các việc xây dựng và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm:

- Cung cấp thông tin cập nhật về thị trường nước sở tại, các hàng rào kỹ thuật, cảnh bảo sớm các nguy cơ bị áp đặt kiện chống bán phá giá cả, các chương trình ưu đãi về đầu tư, thương mại mà chính quyền sở tại có thể giành cho Việt Nam.

- Tăng cường trao đổi thông tin về nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác, nhà sản xuất nước ngoài.

- Thường xuyên cung cấp các thông tin về các hội chợ triển lãm lớn có uy tín tại nước sở tại để định hướng cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong việc xây dụng các chương trình xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Tham tán Thương mại tại các nước theo hướng hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua cơ chế phối hợp giữa các Hiệp hội ngành hàng và các thương hội Việt Nam tại nước ngoài. Củng cố hệ thống các đơn vị làm công tác hỗ trợ thương mại, đặc biệt

là trong việc tổ chức tốt công tác cung cấp thông tin, dự báo về tình hình thị trường, giá cả Thế giới, tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)