CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
2.3. Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam –Hàn Quốcgiai đoạn
2.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực
Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập đều ngày càng gia tăng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai nước và nền kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, tình trạng nhập siêu lớn của Việt Nam trong thương mại với Hàn Quốc trong điều kiện kinh tế của Việt Nam là tất yếu, nguyên nhân là do nước ta xuất phát từ một nước nông nghệp với cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém nên đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế, tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu máy móc thiết hiện đại thay thế kỹ thuật lạc hậu nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước cũng phản ánh sự phân công lao động trong hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế của mỗi nước, khai thác được lợi thế so sánh của mỗi bên. Trong khi đó, Hàn Quốc là một quốc gia công nghiệp, thông qua quan hệ hợp tác với Hàn Quốc nước ta đã và đang tiếp thu những công nghệ tiên tiến cũng như kinh nghiệm quản lý của Hàn Quốc.
Có thể thấy từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1992, Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Với sự hợp tác sâu rộng thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN –Hàn Quốc, đặc biệt Hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai nước đã tạo tiền đề cũng như những điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại giữa hai nước được phát triển sâu rộng hơn nữa. Trong những năm qua Hàn Quốc luôn là một trong mười thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 6.47% vào năm 2016). Điều này cho thấy những đóng góp tích cực đến hoạt động xuất nhậpkhẩu của Việt Nam nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung.