Hiệp định thương mại tự do ASEAN –Hàn Quốc (AKFTA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

2.1. Khái quát về mối quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc

2.1.2.1. Hiệp định thương mại tự do ASEAN –Hàn Quốc (AKFTA)

Năm 2007, Viê ̣t Nam và các nước ASEAN khác đã ký mô ̣t FTA với Hàn Quốc (AKFTA), trong đó Hiệp định thương mại hàng hóa (TIG) có hiê ̣u lực từ tháng 6 năm 2007. Hiệp định thương mại dịch vụ (TIS) có hiê ̣u lực từ tháng 5 năm 2009 và Hiê ̣p định đầu tư (IA) có hiê ̣u lực từ tháng 9 năm 2009.

Hiệp định AKFTA đã trở thành một bước đệm đưa quan hệ thương mại ASEAN - Hàn Quốc lên một tầm cao mới toàn diện hơn. Tuy nhiên, do nền tảng đa dạng, cơ cấu kinh tế và mức độ phát triển khác nhau của các nước thành viên ASEAN nên đòi hỏi một số lĩnh vực cần được tự do hóa hơn hoặc cần mở ra khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn nữa. Sau khi thực hiện Hiê ̣p định thương mại hàng hóa (TIG), thương mại song phương giữa Viê ̣t Nam và Hàn Quốc được cải thiê ̣n mạnh mẽ, cả xuất và nhập khẩu đều tăng.

Lộ trình cắt giảm, xóa bỏ thuế quan trong Hiệp định về Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc như sau:

Thứ nhất, lộ trình giảm thuế thông thường (NT): bao gồm 90% số dòng thuế và 90% kim ngạch thương mại - riêng Việt Nam là 75% kim ngạch thương mại. Trong đó, Hàn Quốc sẽ hoàn thành lộ trình cắt giảm vào đầu tháng 01/2010; ASEAN-6 (gồm

6 nước: Brunei, Indonesia, Malaisia, Phiippines, Singapore và Thái Lan) hoàn thành vào đầu tháng 01/2012; Việt Nam hoàn thành vào đầu tháng 01/2018; Campuchia, Lào và Myanmar hoàn thành vào đầu tháng 01/2020.

Thứ hai, lộ trình cắt giảm thuế đối với danh mục nhạy cảm (SL):

+ ASEAN-6 và Hàn Quốc: giảm xuống 0-5% vào đầu tháng 01/2016; + Việt Nam: giảm xuống 0-5% vào đầu tháng 01/2021;

+ Campuchia, Lào. Myanmar: giảm xuống 0-5% vào đầu tháng 01/2024.

Thứ ba, lộ trình cắt giảm thuế đối với danh mục nhạy cảm cao (HSL):

+ ASEAN-6 và Hàn Quốc: bao gồm 200 dòng thuế ở cấp 6 số hoặc 3% tổng số dòng thuế do từng quốc gia lựa chọn và 3% kim ngạch thương mại.

+ Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam: 200 dòng thuế ở cấp 6 số hoặc 3% tổng số dòng thuế do từng quốc gia lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cán cân thương mại giữa việt nam với hàn quốc thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)