Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu 0481 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61 - 71)

2.2.3.1. Quy mơ dư nợ tín dụng bán lẻ

STT Loại hình cho vay

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ (tỷ/đ) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ/đ) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ/đ) Tỷ trọng (%)

- về tốc độ tăng trưởng: Dư nợ bán lẻ của BIDV Tràng An liên tục tăng

trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ bình quân đạt 31%/năm trong giai đoạn 2014 - 2016 (thấp hơn so với mức tăng trưởng dư nợ bình quân của tồn Chi nhánh đạt mức tăng trưởng bình qn 82%/năm). Trong đó, dư nợ bán lẻ năm 2015 đạt 566 tỷ đồng tăng trưởng 57% so với năm 2014. Dư nợ bán lẻ năm 2016 đạt 598 tỷ đồng, tăng trưởng 6% so với năm 2015 và tăng trưởng 66% so với năm 2014.

- về tỷ trọng dư nợ bán lẻ so với tổng dư nợ: Dư nợ tín dụng bán lẻ

năm 2014 tại BIDV chi nhánh Tràng An đạt 360 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 100% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân do năm 2014 là năm đầu tiên BIDV chi nhánh Tràng An đi vào hoạt động sau 2 tháng thành lập theo định hướng ban đầu là chi nhánh bán lẻ nên hoạt động chủ yếu của BIDV chi nhánh Tràng An tập trung phát triển cho vay đối tượng khách hàng bán lẻ. Năm 2015, dư nợ bán lẻ tăng 206 tỷ đồng so với năm 2014, đạt 566 tỷ đồng và chiếm 73% trong tổng dư nợ toàn chi nhánh. Năm 2016, dư nợ bán lẻ tiếp tục tăng tuy nhiên mức tăng trưởng không cao, chỉ tăng 31 tỷ đồng so với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 51,7% so với tổng dư nợ toàn chi nhánh. Trong 2 năm 2015 và 2016, mặc dù dư nợ tín dụng bán lẻ có tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ so với tổng dư nợ có sự giảm sút tuy nhiên tỷ trọng dư nợ bán lẻ vẫn chiếm trên 50% so với tổng dư nợ. Nguyên nhân có sự thay đổi về tỷ trọng dư nợ bán lẻ là do BIDV Tràng An sau 1 năm đi vào hoạt động chính thức với định hướng chỉ tập trung phát triển bán lẻ đã được HSC chấp thuận cho tiếp cận thêm các đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao khả năng cạnh tranh với các chi nhánh khác trong hệ thống nói riêng và các NTMT khác nói chung. Điều này nhằm giúp cho Chi nhánh nâng cao lợi nhuận, mở rộng thị phần hoạt động tuy nhiên vẫn phải tập trung phát triển theo định hướng chính ban đầu là phát triển mơ hình bán lẻ.

2.2.3.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ theo mục đích vay vốn

3 Sản xuất kinh doanh 2 1% 7 1% 6 1% 4 Cầm cố, chiết khấu GTCG 10 3% 7 1% 34 6% 5 Thấu chi tín chấp 158 44% 277 49% 180 30% 6 Tiêu dùng có tài sản đảm bảo 9 2% 10 2% 13 2% 7 Tiêu dùng tín chấp 14 4% 29 5% 34 6% 8 Phát hành thẻ tín dụng 4 1% 8 1% 13 2% Tổng số 360 100 566 100 598 1ÕÕ

vay theo hình thức thấu chi tín chấp (chiếm 30,1% quy mơ), các loại hình cho vay khác chiếm tỷ trọng thấp khơng đáng kể.

- về cho vay mua nhà: Dư nợ cho vay nhu cầu nhà ở luôn chiếm tỷ trọng

cao trong tổng dư nợ bán lẻ và có xu hướng tăng trưởng nhanh qua các năm. Năm 2014, dư nợ nhu cầu nhà ở đạt 157.169 triệu đồng chiếm 43,6% tổng dư nợ bán lẻ. Đến năm 2015, dư nợ nhu cầu nhà ở đạt 218.961 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng bị sụt giảm xuống còn 38,7% dư nợ bán lẻ. Sang năm 2016, dư nợ nhu cầu nhà ở tăng lên 304.476 triệu đồng và chiếm 50,9% tổng dư nợ bán lẻ. Đây là một

trong những sản phẩm chủ lực của tín dụng bán lẻ được BIDV Tràng An chú trọng phát triển. Trong đó, BIDV Tràng An ln nỗ lực, tăng cường mở rộng hợp tác với các chủ đầu tư trong việc tài trợ vốn cho các khách hàng mua nhà tại các dự án, khu đô thị mới. Năm 2015, 2016 thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nền kinh tế cũng có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tốt, nhu cầu về nhà ở (mua nhà, sửa chữa nhà cửa...) của các khách hàng cá nhân, hộ gia đình cũng gia tăng. Bên cạnh đó, BIDV Tràng An đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở kèm theo gói sản phẩm ưu đãi tín dụng dành riêng cho các khách hàng bán lẻ do BIDV ban hành, áp dụng tốt các chính sách dành cho đối tượng khách hàng bán lẻ nên BIDV Tràng An đã đạt được kết quả tăng trưởng rất tốt trong các năm qua. Cho vay nhu cầu nhà ở thường có giá trị món vay lớn, thời hạn dài nên việc trả nợ gốc thường theo định kỳ tháng, quý, năm. Đối với sản phẩm này, Chi nhánh cịn có những sản phẩm đi kèm như bảo hiểm nhà ở, BSMS... nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm và đẩy mạnh thu dịch vụ thông qua bán chéo sản phẩm.

- về cho vay thấu chi tín chấp: Dư nợ cho vay thấu chi tín chấp của Chi

nhánh chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng bán lẻ tuy nhiên đang có xu hướng sụt giảm. Năm 2014 dư nợ thấu chi tín chấp chiếm tỷ trọng 43,8% quy mơ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh tuy nhiên sang năm 2016 tỷ trọng giảm xuống cịn 30,1% quy mơ. Ngun nhân sụt giảm là do định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của Chi nhánh đã thay đổi. Mặc dù, loại hình thấu chi tín chấp là loại hình cấp tín dụng có thủ tục đơn giản, quy trình xử lý nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và Chi nhánh triển khai tuy nhiên do việc cấp tín dụng hồn tồn dựa trên sự tin tưởng đối với khách hàng, khơng có tài sản đảm bảo nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Chi nhánh hơn so với các sản phẩm tín dụng khác.

2.2.3.3. Tốc độ tăng trưởng khách hàng bán lẻ

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng khách hàng bán lẻ của BIDV Tràng An

Tốc độ tăng trưởng khách hàng bán lẻ của BIDV

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của BIDV Tràng An)

Dựa theo nguồn dữ liệu về diễn biến quy mô tăng trưởng số lượng khách hàng được mô tả tại Biểu đồ 2.6 cho thấy:

- về quy mô tăng trưởng khách hàng: Số lượng khách hàng của BIDV

Tràng

An ngày càng được mở rộng tương ứng với sự tăng trưởng quy mô dư nợ tín dụng

bán lẻ

của Chi nhánh. Năm 2014, BIDV Tràng An có 864 khách hàng cá nhân, đến năm 2015

con số này đã tăng lên 1.879 khách hàng (tăng 1.015 khách hàng so với năm 2014 với

mức tăng trưởng tương đương 117%) và đến năm 2016 đã tăng lên 2.634 khách hàng

(tăng 755 khách hàng so với năm 2015 và 1.770 khách hàng so với năm 2014).

- về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ phát triển mở rộng khách hàng tín dụng

bán lẻ của BIDV Tràng An đạt trung bình 79%/năm trong giai đoạn 2014 - 2016, mặc dù có sự gia tăng chậm lại trong năm 2016 tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn gấp 02 lần so với tốc độ tăng trưởng bình qn quy mơ dư nợ bán lẻ của Chi nhánh (tăng trưởng bình quân đạt 31%/năm). Điều này phản ánh nỗ lực của các cán bộ BIDV Tràng An sau thời gian đầu thành lập để mở rộng phát triển nền khách hàng.

2.2.3.4. Chất lượng tín dụng bán lẻ

xét đánh giá dựa trên 3 chỉ tiêu thông số: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ khơng có TSĐB.

Qua đánh giá số liệu đuợc liệt kê tại Biểu đồ 2.7 cho thấy: Chất luợng tín dụng bán lẻ của BIDV Tràng An đang có xu huớng sụt giảm tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép, cụ thể:

Biểu đồ 2.7: Chất lượng tín dụng bán lẻ BIDV Tràng An Giai đoạn 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của BIDV Tràng An)

- Ve tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu tín dụng bán lẻ của BIDV Tràng An đã gia tăng từ

mức 0,1% năm 2014 lên mức 2,2% trong năm 2016. Nợ xấu có xu huớng gia tăng tuy nhiên vẫn đảm bảo trong giới hạn theo quy định (Tỷ lệ nợ xấu <3% theo quy

định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngồi và Thơng tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36);

- Về tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn của BIDV Tràng An có xu huớng tăng

mạnh tuơng ứng với sự tăng truởng của quy mơ tín dụng bán lẻ. Tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2014 là 0,5% quy mô du nợ bán lẻ đã tăng lên mức 3,1% vào năm 2015 và lên 6,5% trong năm 2016.

có xu hướng diễn biến giảm với mức dư nợ khơng có TSĐB trong năm 2014 là 20% đã giảm xuống 16% trong năm 2016. Sự sụt giảm về tỷ lệ dư nợ khơng có TSĐB được lý giải bởi định hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi trong cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Tràng An trong giai đoạn 2014 - 2016. Điều này cho thấy định hướng đúng đắn của BIDV Tràng An trong việc giảm dần các khoản tín dụng có độ rủi ro cao với ngân hàng, góp phần giảm việc trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản vay này.

2.2.3.5. Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng bán lẻ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của BIDV Tràng An)

Qua biểu đồ đánh giá mức sinh lời từ hoạt động tín dụng bán lẻ cho thấy, mức sinh lời của hoạt động bán lẻ được đo lường bằng chỉ số NIM tín dụng (Thu nhập rịng từ tín dụng/Dư nợ tín dụng bán lẻ bình qn) có sự tăng trưởng chưa thật sự vững chắc. Trong khi năm 2014, NIM tín dụng đạt 0,85%/năm nhưng sang năm 2015 mức sinh lợi đã giảm mạnh xuống còn -0,01%/năm và bật cao tăng trở lại trong năm 2016 với mức NIM tín dụng là 1,45%/năm. Mức sinh lời sụt giảm trong năm 2015 là do Chi nhánh đã thực hiện trích lập mạnh dự phịng một số khoản tín dụng nợ xấu để đảm bảo khả năng tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu 0481 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w