Tăng cường công tác quản lý phòng ngừa rủi ro, giám sát tín dụng, nâng cao

Một phần của tài liệu 0481 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠ

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý phòng ngừa rủi ro, giám sát tín dụng, nâng cao

cao chất lượng dịch vụ

Quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề mà các NHTM thường gặp phải trong quá trình chạy đua tăng trưởng tín dụng. Việc các Chi nhánh chịu sức ép về tăng trưởng tín dụng bán lẻ thường dẫn đến việc tăng trưởng nóng, khó kiểm soát, tiềm ẩn rủi ro. Do đó, cần phải xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải gắn với mục tiêu an toàn, hiệu quả tài chính. BIDV Tràng An cần phải tăng cường công tác quản lý rủi ro, có chính sách phòng ngừa hợp lý, cụ thể như sau:

- Tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ, phân cấp thẩm quyền: Đảm bảo mỗi khoản vay được thẩm định kỹ càng ở tất cả các khâu, các bước để tránh sai sót. Tách bạch giữa khâu thẩm định và phê duyệt đảm bảo khoản vay được thẩm định phê duyệt độc lập để hạn chế rủi ro. Thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng nghiêm túc để mức xếp hạng phản ánh chính xác về khách hàng, cơ sở để đưa ra các chính sách cấp tín dụng phù hợp.

- Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay: Việc kiểm tra giám sát hoạt động sau vay là hoạt động rất cần thiết nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những rủi ro trong quá trình cho vay, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích tuân thủ đúng pháp luật về việc cấp tín dụng.

+ Đối với cho vay hộ gia đình: thu thập đầy đủ các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn; sau quá trình phát vay cần theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh

của khách hàng, biến động đầu vào đầu ra, kiểm soát doanh thu, hàng hóa tồn kho, tình hình sụt giảm của tài sản thế chấp,...

+ Đối với cho vay cá nhân mục đích khác: Theo dõi chặt chẽ tình hình công tác, mức thu nhập hàng tháng, những biến động liên quan đến sức khỏe, công việc, gia đình của chủ thể vay vốn. Những khoản vay trung dài hạn phải thuờng xuyên kiểm tra sử dụng vốn, tài sản đảm bảo, tình hình trả nợ gốc lãi,...

+ Đối với khách hàng có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro cao cần tăng cuờng tần suất kiểm tra, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm, thực hiện thu nợ truớc hạn,...

- Thực hiện nghiêm túc quy định về đảm bảo tiền vay: Tài sản đảm bảo là sợi dây ràng buộc giữa ngân hàng và khách hàng, đảm bảo khách hàng phải thực hiện đúng các điều khoản, cam kết trong hợp đồng tín dụng. Do đó, tài sản đảm bảo phải đuợc định giá đúng giá trị, kiểm tra thực tế trong quá trình định giá, công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định, định giá lại định kỳ hoặc đột xuất phản ánh sự thay đổi giá trị trên thị truờng. Hạn chế nhận quyền đòi nợ và hàng hóa tồn kho là các tài sản khó quản lý để giảm thiểu rủi ro trong quá trình kiểm soát tài sản bảo đảm.

- Tăng cường công tác tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Thuờng xuyên tổ chức các đợt kiểm tra đánh giá việc tuân thủ quy trình, quy định trong quá trình cấp tín dụng. Đặc biệt quan tâm đến rủi ro đạo đức tuy không nhiều nhung lại gây tổn thất nặng nề về cả vật chất lẫn uy tín cho BIDV thông qua quá trình kiểm soát phản hồi từ khách hàng.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp, kỹ năng xử lý của các cán bộ quan hệ khách hàng và các bộ phận liên quan, có sự phối hợp tốt tránh trùng lắp gây ách tắc hồ sơ giữa các phòng nghiệp vụ (Phòng quan hệ khách hàng cá nhân, Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân) vừa đảm bảo linh hoạt trong quy trình xử lý nhung vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

- Đối với khách hàng đã có quan hệ, cán bộ quan hệ khách hàng cần phải nắm

vững thông tin khách hàng, các quan hệ tiền gửi, tiền vay, khả năng tài chính của khách

hàng để nắm bắt và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ ngân

hàng và có cơ sở xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, an toàn.

- Thực hiện phân luồng uu tiên, tập trung nguồn lực xử lý đối với các khoản tín dụng bán lẻ trong phân luồng xử lý công việc tại các bộ phận liên quan (quản trị tín dụng, dịch vụ khách hàng) trong quy trình cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu 0481 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)