Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0481 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều của các văn bản pháp luật, những chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các biện pháp hỗ trợ để mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ, một số kiến nghị cụ thể như sau:

-Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC): Trung tâm thông tin tín dụng CIC là một trong những kênh thông tin bổ sung quan trọng, giúp các ngân hàng có thêm cơ sở để đánh giá các rủi ro khi cho vay và ra quyết định cấp tín dụng. Do đó, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin cung cấp thông qua việc áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa tất cả các công đoạn để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Ngoài các sản phẩm hiện có cần bổ sung thêm các sản phẩm chất lượng mang tính phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Để làm giàu dữ liệu và cung cấp những thông tin tín dụng chuẩn xác, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải có các biện pháp khuyến khích và đi dần đến quyết định bắt buộc các TCTD hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho Trung tâm, kịp thời có các biện pháp xử lý kiên quyết đối với những TCTD vi phạm chế độ báo cáo thông tin: báo cáo thiếu, thông tin sai lệch,...

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động tín dụng bán lẻ nhưng không ảnh hưởng, hạn chế quá nhiều đến hoạt động của các TCTD. Ngân hàng Nhà nước thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động cấp tín dụng bán lẻ dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng bán lẻ của các TCTD vào đúng quỹ đạo của luật pháp.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, tránh mang tính hình thức nhằm đảm bảo kiểm soát được các TCTD, phòng ngừa rủi ro mang tính hệ thống tuy nhiên cũng không được gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của ngân hàng.

- Chấp thuận tăng vốn điều lệ của BIDV để gia tăng thêm năng lực tài chính. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại BIDV, có chức năng phê duyệt phương án chia cổ tức, tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, nguồn cổ tức cổ đông nhà nước được hưởng sẽ phải chuyển về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ tài chính - theo quyết định số 21/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 184/TT-BTC của Bộ tài chính.

Do đó, trong trường hợp NHNN phê duyệt đồng ý sử dụng nguồn cổ tức để tăng vốn nhưng quyết định không thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của đợt tăng vốn cũng như đảm bảo tỷ lệ sở hữu chi phối của cổ đông Nhà nước. Do vậy, kiến nghị NHNN có phương án đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giao cho NHNN được toàn quyền quyết định sử dụng khoản cổ tức của các NHTM cổ phần Nhà nước.

- Thực hiện một số giải pháp đ ẩy mạnh cổ phần hóa tại doanh nghiệp nhà nước: Hiện tại, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại Ngân hàng khá lớn, khoảng 95.28% vốn điều lệ trong khi BIDV đã mời chào các Nhà đầu tư nước ngoài từ nhiều năm nay nhưng không thành công. Do đó, kiến nghị NHNN có phương án cho phép BIDV được giảm tỷ lệ sở hữu của Cổ đông Nhà nước xuống 65% và cho phép nâng giới hạn sở hữu của cổ đông nước ngoài lên 30%, cho phép BIDV phát hành cổ phiếu có giá bán phát hành dưới thị giá để thu hút các nhà đầu tư giúp BIDV có thể dứt điểm sớm tìm được Nhà đầu tư chiến lược trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 0481 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)