- Đ ẩy mạnh đa dạng hóa và hoàn thiện các sản phẩ m tín dụng bán lẻ:
Đa
dạng hóa sản phẩm được xác định là điểm mạnh, mũi nhọn để phát triển tín dụng bán lẻ do đó cần tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo ra nhiều sự khác biệt trong cạnh tranh. Cùng một nhu cầu của khách hàng nhưng có rất nhiều sản phẩm của từng ngân hàng đáp ứng đủ cho nhu cầu đó, nên nếu tạo ra các tiện ích liên kết đáp ứng không chỉ cho mỗi nhu cầu đó chính là điểm nổi trội để thu hút được khách
hàng sử dụng. Khả năng cung cấp được nhiều sản phẩm hơn trong đó bao gồm nhiều sản phẩm mới gia tăng lợi ích cho khách hàng sẽ giúp ngân hàng có ưu thế trong cạnh tranh.
Hiện tại, về cơ bản BIDV đã có các sản phẩm đáp ứng được toàn bộ nhu cầu tín dụng bán lẻ của khách hàng tuy nhiên nhiều nhu cầu của khách hàng chưa được tạo thành sản phẩm riêng biệt từ đó sản phẩm chưa thật sự thu hút đối với khách hàng. Do đó, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển đưa ra các sản phẩm đặc thù theo từng nhu cầu, thị trường, ngành nghề, vùng miền: các sản phẩm tín dụng cho các tiểu thương, tín dụng cho các đại lý thu gom, tín dụng cho chăn nuôi, địa bàn nông nghiệp nông thôn...
- Phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm: Mạng lưới phân phối sản đang và sẽ là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ. Với hệ thống mạng lưới rộng và hạ tầng cơ sở ổn định sẽ giúp BIDV nhanh chóng chiếm lĩnh cho mình một thị phần nhất định. Phát triển mạng lưới cũng sẽ làm tăng tổng tài sản của BIDV thông qua giá trị đầu tư, thương hiệu và cả thị phần BIDV nắm giữ tại một địa bàn. Việc phát triển mạng lưới truyền thống: có thể thông qua các phòng giao dịch vệ tinh, thực hiện liên kết với các công ty bảo hiểm, đại lý mua bán xe ô tô,... và cả kênh phân phối ngân hàng điện tử và cả kênh phân phối gián tiếp.
- Phát triển nhận diện thương hiệu
BIDV cần tiếp tục xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, gia tăng tương tác thông tin với khách hàng trên tất cả các kênh thông tin, vùng địa lý từ HSC xuống đến các Chi nhánh, PGD, Điểm Giao Dịch; từ các cơ quan nhà nước đến các trường học, bệnh viện, siêu thị; từ các kênh quảng bá truyền thống báo hình, báo nói, báo mạng đến mạng xã hội (facebook, twister),...
Để xác định mức độ nhận diện, BIDV có thể thuê các đơn vị tư vấn tiến hành các cuộc khảo sát trực tiếp và gián tiếp, từ đó xây dựng các chiến lược tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu phù hợp.
sóc khách hàng: Cơ chế hỗ trợ hiện nay của TSC chủ yếu thông qua các cơ chế động lực đuợc ban hành từ đầu năm nhằm tăng doanh số cho các sản phẩm với các chính sách: thuởng doanh số, thuởng phát triển sản phẩm, phát triển thẻ, bảo hiểm... Việc chăm sóc duy trì quan hệ với khách hàng chủ yếu do Chi nhánh tự chi và đuợc hạch toán vào chi phí của Chi nhánh. Để chính sách chăm sóc khách hàng tại Chi nhánh hiệu quả cũng nhu tăng lợi nhuận cho Chi nhánh khuyến khích Chi nhánh hoạt động, BIDV cần xây dựng các quỹ hỗ trợ các Chi nhánh đặc biệt các Chi nhánh bán lẻ trong việc chăm sóc khách hàng.
- Nâng cấp, cải tiến hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân: Hệ thống chấm
điểm cá nhân hiện đang đuợc BIDV triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống tuy nhiên vẫn
còn nhiều bất cập, phản ánh chua chính xác bản chất của khách hàng, chua phân tách đúng tổn thất cũng nhu cơ hội của từng khách hàng mang lại, dẫn đến việc chua nhất quán trong quá trình phê duyệt khoản vay. Do đó, BIDV cần tiếp tục nâng cấp, cải tiến
hệ thống để có thể phát hiện các truờng hợp kê khai không đúng sự thật về khách hàng,
phản ánh khả năng rủi ro có thể gặp phải, phản ánh giữa thu nhập và tổn thất dự kiến có
thể xảy ra. Từ đó, hệ thống giúp cán bộ khách hàng nhanh chóng đua ra quyết định đuợc
nhất quán và giảm thời gian xử lý các hồ sơ vay vốn.
- Nâng cao chất lượng và đảm bảo tối đa lợi ích của người lao động: Yếu tố con nguời luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ vấn đề nhân sự luôn thiếu nhiều và biến động. Do đó, BIDV cần tiếp tục duy trì và phát triển một chính sách nhân sự để thu hút và giữ chân nguời tài thông qua các chính sách luơng thuởng, chính sách đãi ngộ, đề bạt bổ nhiệm, chính sách hỗ trợ những cán bộ gặp khó khăn,... đúng nguời đúng lúc nhằm tạo sự gắn bó lâu dài giữa nguời lao động và ngân hàng cũng nhu khuyến khích các cán bộ nguời lao động hăng say làm việc. Thực tế cho thấy, đối với mảng bán lẻ, một chính sách KPI và luơng kinh doanh có tính tạo động lực cao và môi truờng làm việc nhiều cơ hội thăng tiến là rất cần thiết. Ngân hàng nào có đầy đủ hai yếu tố này sẽ là thỏi nam châm thu hút, giữ chân lực luợng bán hàng giỏi và tâm huyết.
- Nâng cao chất lượng hệ thống công nghệ thông tin: Hệ thống công nghệ thông tin là nền tảng cho việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành của toàn bộ ngân hàng, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị từ đó giúp đưa ra các chính sách kịp thời và phù hợp. Do đó, hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng, nhân tố chủ chốt trong sự phát triển của ngân hàng. Để hệ thống công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao, BIDV cần phải: Khai thác triệt để các tiện ích hiện có, nâng cấp đẩy nhanh các cấu phần tiện ích khoản vay của hoạt động bán lẻ, xây dựng các tiện ích báo cáo tự động (báo cáo trích lập dự phòng tự động, báo cáo giải ngân thu nợ tự động,...), các tiện ích cảnh báo tự động (cảnh báo quá hạn, cảnh báo đến hạn trả lãi, trả gốc,...) giúp giảm bớt thời gian tác nghiệp cho các cán bộ quan hệ khách hàng. Đồng thời thường xuyên cải tạo, nâng cấp các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, thông tin khách hàng như hệ thống tường lửa, phòng chống thâm nhập nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và hoạt động ngân hàng.
- Đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp công nghệ trong các mảng hoạt động:
Trong các mảng hoạt động nghiệp vụ hiện nay của ngân hàng, khá nhiều khâu trong quy trình phục vụ khách hàng tại quầy, quy trình quản lý thẻ, hệ thống báo cáo quản trị... vẫn chủ yếu được thao tác bằng tay khiến quy trình phục vụ mất nhiều thời gian,
rủi ro vận hành cao và ảnh hưởng đến năng suất của nhân viên các vị trí. Các ứng dụng
công nghệ thông minh và nhiều tiện ích nên được tích cực trang bị cho hoạt động tại các mảng nghiệp vụ quan trọng - đặc biệt đối với các công tác phê duyệt, soạn thảo hồ
sơ, quản lý thông tin khách hàng và giám sát chất lượng tín dụng. nhằm hướng đến tăng tốc độ xử lý hồ sơ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, phân tích hành vi cũng như đưa đến các giải pháp bán hàng hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những đánh giá thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại ở Chương 2, trong Chương 3 luận văn đã đưa ra những phương hướng, mục tiêu cho hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV nói chung và BIDV Tràng An nói riêng trong các năm tới với định hướng: xác định hoạt động tín dụng bán lẻ là hoạt động quan trọng tạo nền tảng phát triển bền vững, quyết tâm phấn đấu trở thành NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam về thị phần bán lẻ, phấn đấu mục tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ đạt 34% trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, đối với BIDV Tràng An tập trung vào việc xây dựng, phân khúc khách hàng mục tiêu, xem xét mở rộng địa bàn thêm tại các làng nghề truyền thống ven đô, các khu đô thị mới dân trí cao,... thực hiện phân phối cung cấp các sản phẩm đa dạng, tiện ích, chất lượng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Với các mục tiêu và định hướng, luận văn đã đưa ra các giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Tràng An bao gồm: Kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao nguồn nhân lực; cải thiện nâng cấp chất lượng dịch vụ khách hàng; thực hiện tăng cường bán chéo, tận dụng cơ hội bán cao hơn, đóng gói các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; liên kết mở rông quan hệ với các đối tác liên quan đến trong quá trình phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, đẩy mạnh các chương trình marketing, quảng bá xúc tiến... Từ đó, để các giải pháp đi vào thực tiễn một cách phù hợp, luận văn có đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ Ban Ngành, Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ thúc đẩy hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV nói chung và Chi nhánh Tràng An nói riêng ngày càng phát triển sâu rộng hơn và thu được nhiều thành công hơn.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng bán lẻ được coi là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hợp lý hóa quá trình luân chuyển hàng hóa trên thị trường, giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức cho người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen giúp người nghèo, người thu nhập thấp có điều kiện tích lũy tài sản nhờ sự linh hoạt, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân và hộ gia đình với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú. Đối với ngân hàng, tín dụng bán lẻ cũng góp phần phân tán mức độ rủi ro, tạo cơ sở nền tảng lợi nhuận vững chắc cho các NHTM. Do đó, vai trò của hoạt động tín dụng bán lẻ là không thể phủ nhận, ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Bên cạnh truyền thống, bề dày kinh nghiệm và thế mạnh trong việc phục vụ các
tập đoàn, doanh nghiệp lớn thì hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV cho đến thời gian
gần đây mặc dù có khởi sắc tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Đứng trước yêu cầu phát
triển bền vững, cạnh tranh và hội nhập quốc tế, BIDV cần thiết phải phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, đưa hoạt động này lớn mạnh trở thành một trụ cột của ngân hàng
và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ có thể được coi là một vấn đề mang
tính thời sự, cấp thiết được quan tâm đặc biệt của các NHTM trong đó có BIDV đang
định hướng theo con đường bán lẻ hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn
tại BIDV Tràng An, luận văn đã có một số đóng góp sau:
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM đồng thời nêu lên sự cần thiết, kinh nghiệm và bài học để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ cũng như các nhân tố ảnh hưởng được hoạt động tín dụng bán lẻ.
- Khái quát thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Tràng An về các mặt cơ cấu, kỳ hạn, chất lượng, hiệu quả từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn nhằm mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Tràng An và đề xuất một số kiến nghị với các Bộ Ban Ngành các
cấp, các đơn vị có liên quan nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển.
Với những kiến thức tích lũy được qua quá trình nghiên cứu cùng với những hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Lê Hùng Sơn, tác giả hy vọng những giải pháp và kiến nghị đưa ra trong luận văn này sẽ góp phần vào việc mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Tràng An nói riêng và của các NHTM nói chung trong thời gian tới.
1. Tô Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày
27/5/2016 Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36, Hà Nội.
5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016, Hà Nội.
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm
2014, 2015 và 2016, Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014), Quy định về cấp tín dụng bán lẻ, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015), Nghị quyết liên tịch định hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030, Hà Nội.
9. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10, Hà Nội. 10. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội. 11. Quốc hội (2014), Luật nhà ở số 65/2014/QH13, Hà Nội
12. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13, Hà Nội.
13. Chính phủ (2006), Nghị định về giao dịch bảo đảm số 163/2006/NĐ-CP, Hà Nội.
14. Chính phủ (2010), Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm số 83/2010/NĐ-CP,
Hà Nội. bản Thống kê, Hà Nội. 17. http://www.google.com.vn/ 18. http://www.bidv.com.vn/ 19. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu/ 20. http://www.vnba.org.vn/index.php?lang=vi