Thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tùng thiện vương (Trang 54)

ACB Visa Platium/ ACB MasterCard World

Thẻ Chip ACB Visa Platinum/ MasterCard World là thẻ tín dụng quốc tế cao cấp mang thƣơng hiệu Visa, MasterCard do ACB phát hành. Bên cạnh tính năng “chi tiêu trƣớc, trả tiền sau” và thời hạn ƣu đãi miễn lãi lên đến 60 ngày, thẻ Chip ACB Visa Platinum/ MasterCard World đem đến cho quý khách hàng những tiện ích đặc biệt chỉ có ở thẻ ACB Visa Platinum/ MasterCard World trong mọi giao dịch thanh toán trên toàn cầu. Hạn mức tín dụng từ 50 triệu VND trở lên, không hạn chế mức tối đa. Thời hạn thẻ là 3 năm.

Tiện ích: Ngoài các tiện ích của thẻ tín dụng vàng, thẻ tín dụng ACB Visa Platinum/ , MasterCard World còn sở hữu các tiện ích đặc biệt nhƣ:

- Tặng miễn phí 9 loại bảo hiểm dành cho chủ thẻ:

+ Bảo hiểm tai nạn du lịch toàn cầu với mức bồi thƣờng lên đến 500.000 USD. + Bảo hiểm việc hoãn chuyến bay với mức bồi thƣờng 100 USD/ 8 giờ trễ chuyến, tối đa 1000 USD.

+ Bảo hiểm tƣ trang trong chuyến đi. + Bảo hiểm trách nhiệm trong chuyến đi + Bảo hiểm gia sản khi vắng nhà

+ Bảo hiểm mua sắm + Bảo hiểm rút tiền ATM + Bảo hiểm giao dịch thẻ + Bảo hiểm thất lạc.

- Dịch vụ hỗ trợ toàn cầu là dịch vụ riêng cho chủ thẻ Visa Platinum 24/7 ở trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài. Theo đó, chỉ cần gọi điện thoại đến Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ toàn cầu của Visa, chủ thẻ Visa Platinum sẽ đƣợc cung cấp từ các dịch vụ liên quan đến những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống đến các dịch vụ mang tính cấp bách nhƣ mất thẻ, rút tiền mặt, dịch vụ y tế...

Thẻ tín dụng quốc tế ACB Visa, ACB MasterCard và ACB JCB

Thẻ tín dụng ACB Visa/ MasterCard/ JCB là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế tiền mặt của tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB. Ngoài các tính năng “chi tiêu trƣớc, trả tiền sau” và thời hạn ƣu đãi miễn lãi lên đến 45 ngày, thẻ ACB Visa/ MasterCard/ JCB đặc biệt an toàn và thuận tiện cho quý khách trong mọi giao dịch

thanh toán trên toàn cầu. Với thẻ tín dụng ACB, chủ thẻ đƣợc ngân hàng cấp trƣớc một hạn mức tín dụng. Gồm 3 loại thẻ: Thẻ chuẩn, thẻ vàng và thẻ Platinum.

Thẻ chuẩn: Hạn mức từ 10 triệu VND đến 30 triệu VND. Thẻ vàng: hạn mức từ 30 – 50 triệu VND.

Thẻ Platinum: hạn mức từ 50 triệu VND trở lên. Các tiện ích bao gồm:

+ An toàn: Không sợ rủi ro khi phải mang quá nhiều tiền mặt trong ngƣời khi đi công tác du học, du lịch... Tính năng an toàn của thẻ cao, mất thẻ không có nghĩa là mất tiền nếu chủ thẻ thông báo kịp thời cho ACB. Lần đầu tiên tại Việt Nam, chủ thẻ đƣợc tặng tối đa 7 loại dịch vụ bảo hiểm thiết thực.

+ Tiện lợi: Chi tiêu trƣớc, trả tiền sau, miễn lãi lên đến 45 ngày. Chỉ thanh toán tối thiểu 10% số tiền sử dụng hàng tháng. Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ Visa, MasterCard, JCB nhƣ: siêu thị, nhà hàng, khách sạn, đại lý vé máy bay, khu du lịch...tại Việt Nam và hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Rút tiền mặt tại hơn 30 triệu điểm chấp nhận thẻ và hơn 1 triệu máy ATM mang thƣơng hiệu Visa, MasterCard, JCB hoạt động 24/24 tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Dễ dàng đặt hàng qua thƣ hay điện thoại và thực hiện các dịch vụ thanh toán trên mạng Internet. Thực hiện giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào trên thế giới và thanh toán lại cho ACB chỉ bằng VNĐ. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/24. Thanh toán các hóa đơn tiền điện, nƣớc, điện thoại, di động, phí bảo hiểm, truyền hình cáp... Khách hàng có thể thanh toán định kỳ cho ACB hàng tháng bằng cách đăng ký tự động trích tiền từ tài khoản cá nhân tại ACB hoặc thông qua trung tâm dịch vụ khách hàng Call Center 247 mà không phải mang tiền mặt đến ACB.

+ Tiết kiệm: Chủ thẻ đƣợc hƣởng các chƣơng trình ƣu đãi mua sắm từ ACB và tổ chức thẻ Visa, MasterCard và JCB. Số tiền trong tài khoản ký quỹ sẽ đƣợc hƣởng lãi có kỳ hạn theo lãi suất của ACB từng thời điểm. Giảm đƣợc các khoản tạm ứng trƣớc công tác phí cho nhân viên. Giúp công tác quản lý và kiểm soát tiền hiệu quả việc chi tiêu của nhân viên thông qua bảng thông báo giao dịch hàng tháng.

2.2.1.2 Thẻ trả trước

Thẻ trả trƣớc gồm có Visa Prepaid, MasterCard Dynamic và JCB Prepaid: Đây là những loại thẻ do ACB phát hành thuộc dòng sản phẩm thẻ trả trƣớc là phƣơng tiện thanh toán thay thế tiền mặt linh hoạt,an toàn và đƣợc chấp nhận toàn cầu. Lần

đầu tiên khách hàng đƣợc tặng bảo hiểm khi rút tiền tại các máy ATM trên toàn thế giới, không cần duy trì số dƣ tài khoản thẻ, khách hàng có thể sử dụng đến đồng cuối cùng trong thẻ.

2.2.1.3 Thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit, MasterCard Debit và JCB Debit: là thẻ ghi nợ quốc tế kết nối với tài khoản tiền gửi thanh toán mang thƣơng hiệu Visa/ MasterCard/ JCB do Ngân hàng Á Châu phát hành. Thẻ đƣợc sử dụng để giao dịch tại máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ có logo Visa/ MasterCard/ JCB trên toàn thế giới.

Thẻ ghi nợ nội địa bao gồm 365 style và ACB 2Go: là thẻ ghi nợ nội địa kết

nối với tài khoản tiền gửi thanh toán mang thƣơng hiệu Banknetvn, do ngân hàng ACB phát hành. Thẻ đƣợc sử dụng để giao dịch tại các máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ có logo Banknetvn, Smartlink và VNBC trên toàn quốc. Hạn mức sử dụng thẻ là số dƣ trong tài khoản thanh toán.

2.2.2 Thực trạng phát hành thẻ tại NH TMCP Á Châu Chi nhánh Tùng Thiện Vƣơng Vƣơng

2.2.2.1 Thực trạng số lượng thẻ phát hành

Kể từ khi tham gia vào thị trƣờng thẻ đến nay, hoạt động phát hành thẻ của ACB nói chung và ACB Tùng Thiện Vƣơng nói riêng đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm gần đây, đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Số lƣợng thẻ phát hành tại ACB Tùng Thiện Vƣơng từ 2012-2015

Đvt: Thẻ

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Giá trị 2013/ 2012 Giá trị 2014/ 2013 Giá trị 2015/ 2014 Tổng số thẻ 1.166 2.131 82,76% 3.381 58,66% 4.701 39,04% Thẻ quốc tế 504 992 96,83% 1.565 57,76% 2.144 37,00% Thẻ nội địa 662 1.139 72,05% 1.816 59,44% 2.557 40,80%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của ACB –Tùng Thiện Vương 2012-2015)

Bảng 2.6: Số lƣợng thẻ phát hành mới theo từng loại thẻ tại ACB Tùng Thiện Vƣơng từ 2012-2015 Đvt: Thẻ Chỉ tiêu Năm 2012

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Giá trị 2013/ 2012 Giá trị 2014/ 2013 Giá trị 2015/ 2014 Thẻ tín dụng quốc tế 19 25 31,57% 39 56,00% 83 112,82% Thẻ trả trƣớc quốc tế 320 281 -12,19% 336 19,57% 164 -51,19% Thẻ ghi nợ quốc tế 165 182 10,30% 198 16,00% 332 67,68% Thẻ ghi nợ nội địa 662 477 -27,95% 677 41,93% 741 9,45%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của ACB Tùng Thiện Vương 2012-2015)

Qua Bảng số liệu 2.5 có thể thấy tổng số lƣợng thẻ phát hành của chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2012 tổng số lƣợng thẻ phát hành đạt 1.166 thẻ, đến năm 2013 tổng số lƣợng thẻ phát hành mới tăng lên đáng kể đạt 2.131 thẻ, tƣơng ứng với mức tăng 82,76%. Năm 2014 tổng số thẻ phát hành tăng lên so với năm 2013, đạt 3.381 thẻ và đến năm 2015 tổng số thẻ phát hành là 4.701 thẻ, đạt mức tăng trƣởng so với 2014 là 39,04%.

Để có đƣợc mức tăng trƣởng trên, ACB Tùng Thiện Vƣơng đã có chủ trƣơng triển khai các chính sách ƣu đãi đối dịch vụ thẻ. Để gia tăng số lƣợng thẻ ghi nợ nội địa, chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai lắp đặt thêm các máy ATM để thuận tiện cho việc giao dịch rút tiền mặt và thanh toán. Mặc khác, từ năm 2012 ACB chủ trƣơng miễn phí gia nhập đối với chủ thẻ nội địa, cùng với việc triển khai cung cấp miễn phí năm đầu đối với dịch vụ giao dịch tài khoản trực tuyến – ACB online đã làm cho số lƣợng tài khoản và thẻ ghi nợ tăng lên đáng kể.

Trong tổng số lƣợng thẻ phát hành mới thì số lƣợng thẻ quốc tế chiếm ƣu thế nhiều hơn. Với thế mạnh của ACB là phát hành thẻ quốc tế, bao gồm thẻ trả trƣớc quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế. Trong năm 2013, bên cạnh chính

sách ƣu đãi miễn phí gia nhập và miễn phí năm đầu dành cho chủ thẻ ghi nợ quốc tế và trả trƣớc quốc tế thì số lƣợng thẻ quốc tế tăng lên do nhu cầu giao dịch trực tuyến bằng thẻ quốc tế ngày càng cao, các đối tƣợng khách hàng nhƣ nhân viên văn phòng, sinh viên,… ngoài nhu cầu dùng thẻ thanh toán trực tiếp còn có nhu cầu dùng thẻ thanh toán các giao dịch trực tuyến qua các website nhƣ Paypal, ebay… do các trang web này chủ yếu chỉ chấp nhận thẻ trả trƣớc quốc tế. Do đó, với chính sách ƣu đãi về phí đã giúp số lƣợng thẻ quốc tế của chi nhánh tăng lên đáng kể.

Năm 2012 ACB đẩy mạnh việc phát triển thẻ tín dụng bằng việc tạo điều kiện cho khách hàng vay có thế chấp bất động sản hoặc phƣơng tiện vận tải tại ACB có thể sở hữu thẻ tín dụng với hạn mức tƣơng ứng với giá trị bất động sản còn lại sau khi thế chấp cho khoản vay tại ACB. Hạn mức tối đa thẻ tín dụng cấp cho khách hàng tối đa lên đến 500 triệu đồng. Đồng thời, mỗi nhân viên tín dụng đều phải có trách nhiệm tiếp thị thẻ tín dụng đến với từng khách hàng vay vốn và báo cáo tình hình phát triển thẻ tín dụng từ các khách hành mà nhân viên quản lý hồ sơ tín dụng. Chính vì vậy, số lƣợng thẻ tín dụng phát hành đã tăng lên qua các năm.

2.2.2.2 Thực trạng số dư tài khoản thẻ

Số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán (đối với thẻ ghi nợ) và số dƣ trên tài khoản thẻ (đối với thẻ trả trƣớc) chính là nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, góp phần gia tăng doanh số huy động vốn, từ đó giúp ngân hàng có thêm đƣợc một nguồn huy động vốn để cho vay.

Bảng 2.7: Số dƣ tài khoản thẻ tại ACB Tùng Thiện Vƣơng từ 2012-2015

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị 2013/2012 (%) Giá trị 2014/2013 (%) Giá trị 2015/2014 (%) Số dƣ TK TGTT 10.868 11.47 13.655 25.64 16.896 23.73 - KH không sử dụng thẻ 3.856 8.62 4.369 13.3 4.926 12.75 - KH có sử dụng thẻ 7.012 13.10 9.286 32.43 11.970 28.9 Số dƣ thẻ trả trƣớc 4.385 12.58 5.698 29.94 8.398 47.39 Tổng 15.253 11.78 19.353 26.88 25.294 30.69

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của ACB Tùng Thiện Vương 2012-2015)

Từ Bảng 2.7 ta thấy, năm 2013 tổng số dƣ từ tài khoản TGTT và số dƣ tài khoản thẻ là 15.223 tỷ đồng, đến năm 2014 đã tăng lên đạt 19.353 tỷ đồng, tăng 26.88%. Và đến năm 2015, tổng số dƣ tài khoản và thẻ đã tăng lên đến 25.294 tỷ đồng, tăng 30.69%. Trong đó, tổng số dƣ từ tài khoản thẻ trả trƣớc cao hơn hẳn so với thẻ nội địa kết nối với TGTT, do thẻ quốc tế vốn là thế mạnh của ACB, hơn nữa thẻ trả trƣớc với nhiều tiện ích khi giao dịch trực tuyến nhƣ nhanh chóng, giá trị hàng hóa dịch vụ đƣợc trừ trực tiếp vào tài khoản thẻ... khiến nhu cầu khách hàng sử dụng thẻ trả trƣớc thanh toán cũng tăng lên, đã làm cho tổng số dƣ trên tài khoản thẻ trả trƣớc tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, số dƣ trên tài khoản TGTT của thẻ ghi nợ cũng có mức tăng ổn định, với các chính sách ƣu đãi cho khách hàng mở tài khoản TGTT, về phí thẻ, tăng thêm nhiều tiện ích dịch vụ ACB online...sẽ nhanh chóng gia tăng số lƣợng tài khoản TGTT cũng nhƣ số dƣ trên tài khoản TGTT tăng theo.

Bảng 2.8: Số lƣợng thẻ không hoạt động, thẻ hủy tại ACB Tùng Thiện Vƣơng từ 2012-2015

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thẻ không hoạt động 28 56 89 142 Thẻ hủy 23 45 82 102 Tổng 51 101 171 244 Tỷ lệ thẻ không hoạt động và thẻ thẻ hủy/ Tổng số thẻ 4.37% 4.74% 5.06% 5.19%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của ACB Tùng Thiện Vương 2012- 2015)

Cùng với sự tăng lên về tổng số lƣợng thẻ phát hành mới thì số lƣợng thẻ không hoạt động, thẻ hủy cũng tăng lên theo các năm. Theo nhƣ Bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ thẻ không hoạt động, thẻ hủy từ 4.37% năm 2012 tăng lên 4.74% năm 2013, năm 2014 tỷ lệ này là 5.06% và đến năm 2015 tăng lên 5.19%. Kết quả này phản ánh thực trạng sử dụng thẻ của khách hàng tại chi nhánh nhƣ tình trạng một khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ thẻ của nhiều ngân hàng khác nhau dẫn đến việc có thẻ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn các thẻ còn lại, hoặc tình trạng phổ biến nhƣ một khách hàng mở nhiều sản phẩm thẻ của ACB nhƣng chỉ sử dụng một loại thẻ cho một số nhu cầu thanh toán nhất định, dẫn đến việc doanh số giao dịch thẻ của chi nhánh giảm cũng nhƣ lãng phí thu từ dịch vụ thẻ mà khách hàng phải trả cho ngân hàng.

2.2.3 Thực trạng thanh toán thẻ tại NH TMCP Á Châu Chi nhánh Tùng Thiện Vƣơng Vƣơng

Lợi ích thu đƣợc cho ngân hàng và nền kinh tế không phải ở việc phát hành thẻ mà do việc thanh toán thẻ mang lại. Doanh số thanh toán thẻ cao chứng tỏ khách hàng sử dụng thẻ và ĐVCNT thấy rằng thẻ là phƣơng tiện thanh toán thuận tiện mang lại lợi ích nhiều hơn việc thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán thẻ chủ yếu thực hiện trên ATM và là giao dịch rút tiền mặt. Giao dịch

thanh toán qua POS tại các ĐVCNT còn chiếm doanh số thấp, nhƣng đều tăng qua các năm cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.9: Doanh số giao dịch thẻ của ATM và POS tại ACB chi nhánh Tùng Thiện Vƣơng 2012-2015 Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh các năm (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 2015/ 2014 Doanh số rút tiền 98.30 131.50 172.60 210.60 33.77 31.25 23.45 Doanh số thanh toán 9.60 11.40 15.80 46.80 18.75 38.60 196.20

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của ACB Tùng Thiện Vương 2012-2015)

Biểu đồ 2.4: Doanh số giao dịch thẻ của ATM và POS tại ACB chi nhánh Tùng Thiện Vƣơng 2012-2015

Theo nhƣ số liệu tại Bảng 2.9 có thể thấy giao dịch rút tiền tại máy ATM vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số giao dịch qua thẻ. Năm 2012 doanh số rút tiền tại ATM đạt 98.3 tỷ đồng, đến năm 2013 doanh số rút tiền mặt đạt 131.5 tỷ đồng, tăng 33.77% so với năm 2012. Doanh số rút tiền mặt tiếp tục tăng lên trong năm 2014 đạt 172.6 tỷ đồng, tăng 31.25% so với năm 2013. Nguyên nhân của hiện tƣợng này

So sánh các năm về doanh số rút tiền

So sánh các năm về doanh số thanh toán (%)

là do khách hàng vẫn có thói quen sử dụng thẻ để rút tiền mặt, kể cả chủ thẻ quốc tế và thẻ tín dụng vẫn rút tiền mặt mặc dù phí cao. Do đó thẻ quốc tế vẫn chƣa phát huy hết tiện ích của nó là thẻ khuyến khích thanh toán. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trƣởng doanh số rút tiền đã giảm dần vào năm 2015 với tỷ lệ tăng 23.45% so với năm 2014. Bên cạnh đó, doanh số thanh toán đã không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2013 tăng 18.75% so với năm 2012, năm 2014 đã tăng lên đáng kể với 38.60%, đặc biệt năm 2015 doanh số thanh toán đã tăng vƣợt trội đạt 46.8 tỷ đồng với mức tăng 196.20%. Điều này thể hiện bƣớc đầu đã có sự thay đổi về thói quen dùng thẻ của khách hàng, dần quen thuộc và thấy đƣợc sự tiện ích với việc thanh toán tiền hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tùng thiện vương (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)