Hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật đối với dịch vụ thẻ
Cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng vừa là xu thế tất yếu khách quan vừa là một đòi hỏi cấp thiết của các ngân hàng. Đây là một trong những yếu tố quyết định thành công trong cạnh tranh giữa các ngân hàng. Nếu nhƣ một ngân hàng nào nắm bắt đƣợc công nghệ tiên tiến thì đó là một bí quyết giúp Ngân hàng đó cạnh tranh thành công trên thƣơng trƣờng.
ACB cần đầu tƣ hơn nữa vào hệ thống đƣờng truyền, tốt nhất nên có đƣờng truyền riêng cho hệ thống ATM đảm bảo không bị xảy ra tình trạng nghẽn mạch nhƣ hiện nay và máy ATM hoạt động ổn định không xảy ra những trƣờng hợp đáng tiếc nhƣ trích tiền trong tài khoản khách hàng rồi nhƣng khách hàng vẫn chƣa nhận đƣợc tiền… ngân hàng cần tích cực chủ động phối hợp với ngành bƣu chính viễn thông để đảm bảo không bị gián đoạn, nghẽn mạch đƣờng truyền của hệ thống ATM vào thời gian cao điểm. Cần thực hiện dịch vụ bảo trì và bảo dƣỡng định kỳ cho các thiết bị chuyên dụng thẻ.
Cần có sự phối hợp và thông tin qua lại giữa kỹ thuật và nghiệp vụ để xử lý các sự cố. Đối với các cán bộ làm kỹ thuật cần phải có sự đào tạo những kiến thức về các nghiệp vụ liên quan tới lĩnh vực kinh doanh thẻ để có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc xử lý các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình hoạt động hay triển khai các sản phẩm dịch vụ thẻ mới.
Tăng cường công tác truyền thông thương hiệu
Trong thời gian qua, công tác truyền thông của ACB đã đƣợc chú trọng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Việc đẩy mạnh xây dựng thƣơng hiệu và quảng bá hình ảnh ngân hàng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ của trung tâm hỗ trợ khách hàng, gắn việc mở rộng mạng lƣới với việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dịch vụ thẻ cung cấp là hết sức cần thiết. Do đó cần có những biện pháp tăng cƣờng công tác truyền thông, marketing nhƣ:
+ Triển khai thực hiện các chƣơng trình truyền thông theo kế hoạch, có lộ trình rõ ràng gắn liền với lộ trình phát triển sản phẩm, đảm bảo thống nhất với kế hoạch truyền thông chung của thƣơng hiệu ACB. Lựa chọn các phƣơng thức truyền thông, marketing phù hợp với từng loại thẻ.
+ Bên cạnh đó, việc quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết, có tác động mạnh mẽ vào nhận thức của khách hàng, kích thích sự tìm hiểu của khách hàng đối với sản phẩm mới. Tuy nhiên để giảm bớt chi phí không phải là nhỏ này, ngân hàng có thể quảng cáo chung với các ĐVCNT. Qua đó giúp ngân hàng vừa quảng cáo đƣợc sản phẩm dịch vụ, vừa giới thiệu các ĐVCNT đến khách hàng, đồng thời giúp hai bên giảm bớt chi phí quảng cáo.
+ Mở rộng các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các kênh phân phối hiện đại nhƣ điện thoại, Internet,... Đồng thời, chú trọng công tác truyền thông nội bộ đối với cán bộ ngân hàng để có đƣợc kênh truyền thông tin cậy, có hiệu quả.
Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ theo đúng hướng thị trường
Nếu nhƣ vấn đề về công nghệ là yếu tố để quyết định sự tồn tại của ngành thẻ, thì chiến lƣợc kinh doanh lại là yếu tố quan trọng đối với ACB để có thể phát triển đƣợc lĩnh vực thẻ nhiều tiềm năng và lợi nhuận này. Chính vì thế, không chỉ có đầu tƣ công nghệ, các nhà hoạch định của ACB cần chú ý đặc biệt tới chiến lƣợc kinh doanh, nếu muốn phát triển dịch vụ thẻ thì cần phải có những bƣớc đột phá, đi tắt đón đầu. Chỉ có nhƣ vậy mới có thể giành đƣợc các thị phần, giữ vững đƣợc số
lƣợng khách hàng trung thành, thu hút đƣợc các khách hàng mới cũng nhƣ lôi kéo đƣợc các khách hàng của các ngân hàng khác sử dụng dịch vụ thẻ của mình.
Chiến lƣợc kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc dẫn đƣờng cho những bƣớc đi của hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB, bao gồm các bộ phận: chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc giá, chiến lƣợc phân phối và chiến lƣợc khuyếch trƣơng sản phẩm. Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả là đã tạo đƣợc sự thành công một nửa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng nhƣ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng.
Nâng cao tiện ích của thẻ
ACB nên có triển khai thêm tiện ích gửi tiền qua máy ATM, mở rộng chức năng chuyển khoản tại ATM để tạo ra tiện ích thuận lợi cho các khách hàng thƣờng xuyên có nhu cầu chuyển tiền nhƣng lại không có thời gian đến giao dịch tại ngân hàng. Hiện tại tính năng chuyển khoản qua ATM của ACB mới chỉ dừng lại ở việc chuyển khoản trong hệ thống ACB và cùng chủ thẻ, chƣa đƣợc mở rộng cho các thẻ khác chủ thẻ và thẻ của ngân hàng khác. Tiện ích này hiện nay mới có rất ít ngân hàng cung cấp nên mức độ cạnh tranh vẫn chƣa cao.
Bên cạnh đó, tích cực triển khai nhanh hoạt động Marketing liên kết giúp khách hàng dễ dàng thanh toán hoá đơn tiền điện, nƣớc, điện thoại, bảo hiểm và đƣa ra các chƣơng trình ƣu đãi chủ thẻ có doanh số giao dịch cao, số tiền gửi lớn. Đặc biệt, ACB cần tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp hiện có giao dịch tại ACB hoặc các doanh nghiệp khác để có thể triển khai trả lƣơng qua tài khoản và phát hành thẻ cho nhân viên.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ tại ACB Tùng Thiện Vƣơng, chƣơng 3 đã đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng nâng cao hiệu quả và chất lƣợng dịch vụ thẻ của chi nhánh.
Các giải pháp đƣợc đƣa ra có tính khả thi giúp chi nhánh có thể áp dụng trong hoạt động thực tế từ định hƣớng phát triển, phát triển mạng lƣới chấp nhận thẻ, đẩy mạnh chính sách chăm sóc khách hàng, định hƣớng khách hàng về dịch vụ thẻ, tăng cƣờng công tác đào tạo nguồn nhân lực và công tác quản trị rủi ro.
Để tạo điều kiện giúp chi nhánh phát triển dịch vụ thẻ, cần có sự hỗ trợ hơn nữa từ Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Nhà nƣớc.
KẾT LUẬN
Dịch vụ thẻ của các ngân hàng phát triển đã mang đến cho ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngoài việc xây dựng đƣợc hình ảnh quen thuộc với khách hàng, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự phát triển về công nghệ của một ngân hàng. Bên cạnh đó, phát triển sử dụng thẻ sẽ góp phần xây dựng môi trƣờng tiêu dùng văn minh, thanh toán thẻ sẽ làm giảm đáng kể lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, là công cụ kích cầu có hiệu quả, giúp Nhà nƣớc kiểm soát đƣợc thu nhập và chi tiêu của dân chúng.
Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã thực hiện hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về thẻ thanh toán của các Ngân hàng thƣơng mại, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ, xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh thẻ, các yếu tố rủi ro trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng Á Châu Chi nhánh Tùng Thiện Vƣơng. Trên cơ sở lý thuyết, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB Tùng Thiện Vƣơng trong thời gian 2012 – 2015. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ cho chi nhánh, cũng nhƣ đua ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt dộng kinh doanh thẻ của ACB Tùng Thiện Vƣơng.
Luận văn đƣợc thực hiện trong thời gian ngắn, việc phân tích đƣợc thực hiện trong thời gian từ năm 2012 – 2015, vì vậy luận văn chƣa tổng quát đƣợc toàn bộ quá trình phát triển dịch vụ thẻ của ACB Tùng Thiện Vƣơng từ khi chi nhánh thành lập, đồng thời luận văn chƣa dự đoán đƣợc xu hƣớng phát triển dịch vụ thẻ trong thời gian tới. Do đó, các giải pháp tác giả đƣa ra trong luận văn chỉ có thể áp dụng trong hiện tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1/ Phan Thị Thu Hà 2007, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
2/ Lê Văn Hải 2016, “Phát triển dịch vụ thẻ, góp phần thúc đẩy mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế”, Tạp chí Ngân hàng, số 6, trang 30.
3/ Phạm Thị Bích Hạnh 2008, “Định hƣớng phát triển thẻ thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí công nghệ Ngân hàng.
4/ Nguyễn Thị Minh Hiền 2009, Giáo trình Marketing Ngân Hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
5/ Lê Đình Hợp 2004, “Phƣơng hƣớng và giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cƣ ở Việt Nam đến năm 2020”, Kỷ yếu các công trình khoa học
ngành Ngân hàng, NXB Thống kê.
6/ Nguyễn Minh Kiều 2007, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 7/ Trần Tấn Lộc 2004, Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường thẻ ngân hàng
tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh.
8/ Nguyễn Quỳnh Nhƣ 2010, Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh.
9/ Lê Văn Tề 1999, Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ vào Việt Nam,
NXB trẻ.
10/ Vũ Văn Thực 2012, “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập, Tháng 11-12/2012.
11/ Nguyễn Văn Tiến 2010, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB
Thống kê, Hà Nội.
12/ Ôn Ngọc Minh Trí 2012, Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh.
13/ Lê Văn Tƣ 2003, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội. 14/ Trang web: www.acb.com.vn
15/ Trang web: www.sbv.gov.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
16/Frederic S.Mishkin and Stanley G.Eakins 1994, Financial Markets and