Thực trạng việc dạy và học tại trƣờng đại học Ngân Hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống quản trị học tập mã nguồn mở moodle hỗ trợ hình thức học tập e learning tại trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

Hiện nay, trƣờng đại học Ngân Hàng nói chung và Khoa Công nghệ thông tin nói riêng chƣa có bất kỳ một hệ thống nào hỗ trợ việc học tập trực tuyến cho giảng viên và sinh viên. Việc học tập, thi cử chủ yếu vẫn theo phƣơng pháp truyền thống (giảng dạy, học tập và thi cử tại các phòng học). Mặc dù đã có một số môn học đƣợc giảng viên phụ trách tổ chức thi trắc nghiệm trực tuyến (tại phòng máy của trƣờng) tuy nhiên số lần tổ chức và số môn học nhìn chung vẫn còn rất hạn chế (có thể kể đến một số môn từng đƣợc tổ chức thi cử theo hình thức này nhƣ: Tài chính doanh nghiệp, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, lập trình hƣớng đối tƣợng, cơ sở dữ liệu và một số ít môn học khác).

Trong quá trình đến lớp giảng dạy, thầy cô của Khoa Công nghệ thông tin nói riêng và tất cả giảng viên toàn trƣờng nói chung đều chia sẻ tài liệu với lớp học mà mình phụ trách giảng dạy theo những cách nhƣ:

i. Gửi trực tiếp tài liệu (dạng file hoặc giấy) cho lớp trƣởng.

ii. Gửi email đính kèm tài liệu học tập đến hộp mail của lớp.

iii. Tạo site cá nhân và đăng tải tài liệu tại đây, sau đó thông báo cho sinh viên truy cập và tải về

iv. Chia sẻ tên của tài liệu, sinh viên tự tìm đọc.

Mặt khác, sinh viên hầu nhƣ ít có cơ hội trao đổi ngoài giờ lên lớp với giảng viên và những phƣơng thức trao đổi chủ yếu là E-mail, điện thoại cá nhân, chat Yahoo! Messenger, những hình thức này đều có những hạn chế nhất định về chất lƣợng của cuộc trao đổi, tần suất của cuộc trao đổi hoặc những cuộc điện thoại vào những thời điểm không hợp lý có thể làm phiền đến giảng viên.

Bên cạnh đó, việc trao đổi và hợp tác giữa các sinh viên trong một lớp học cũng bị hạn chế khá nhiều. Dễ thấy là khi tham gia vào một môn học theo hình thức tín chỉ, các sinh viên thƣờng phải bắt đầu việc làm quen với các thành viên khác trong lớp học. Các sinh viên trong một môn học cũng thƣờng đƣợc tổ chức thành các nhóm học nhằm cùng nhau thực hiện những bài tập lớn, bài tập nhóm của môn học đó. Và chính điều này góp

phần dẫn đến tình trạng các nhóm học tập thƣờng có xu hƣớng trao đổi và giao tiếp trong nội bộ nhóm mà ít hoặc hiếm khi quan tâm tới các thành viên còn lại của lớp học.

Từ những phân tích trên đây, em nhận định rằng hình thức đào tạo truyền thống tại trƣờng đại học Ngân Hàng hiện nay tuy vẫn phát huy tốt vai trò của nó nhƣng vẫn tồn tại một số yếu điểm nhƣ sau:

i. Thiếu sự giao tiếp chính thức và hiệu quả giữa giảng viên và sinh viên ngoài giờ lên lớp.

ii. Thiếu sự cộng tác cùng nhau phát triển của toàn bộ các thành viên trong một lớp học (theo hình thức tín chỉ).

iii. Chƣa có một kênh chia sẻ tài liệu tập trung và hiệu quả.

iv. Hình thức kiểm tra, thi cử chƣa thể hiện đƣợc sự linh hoạt cũng nhƣ chƣa thể cắt giảm nhân sự đảm trách (thi cử theo hình thức truyền thống phải có một đội ngũ nhân sự tiến hành chấm thi).

Nhƣ vậy, để hỗ trợ cho hình thức đào tạo truyền thống thêm hoàn thiện, cũng nhƣ tạo thêm một môi trƣờng học tập điện tử đầy bổ ích nhằm tạo lập nên một giải pháp mang tính tổng thể, chuyên nghiệp, linh hoạt và tiện lợi cho việc nâng cao hơn nữa chất lƣợng đào tạo con ngƣời; tạo ra một kênh trao đổi và hợp tác hiệu quả giữa những giảng viên – sinh viên, giữa các sinh viên với nhau, vân vân, rất cần thiết để trƣờng đại học Ngân Hàng chúng ta tiến hành triển khai một hệ thống hỗ trợ hình thức học tập E-Learning.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống quản trị học tập mã nguồn mở moodle hỗ trợ hình thức học tập e learning tại trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)