Phân tích: Nguồn lực con ngƣời cho việc giảng dạy – học tập:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống quản trị học tập mã nguồn mở moodle hỗ trợ hình thức học tập e learning tại trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 106)

Trƣờng đại học Ngân Hàng cần phải nghiên cứu và quyết định khá nhiều vấn đề xung quanh một khóa học E-Learning. Xét một cách tổng quát, vấn đề có thể sẽ bao gồm những điểm mấu chốt đáng chú ý sau đây:

i. Xác định môn học nào (hoặc một phần môn học nào) khả thi cho việc tổ chức theo hình thức E-Learning.

ii. Đối với một môn học nhất định, tổ chức môn học này theo kiểu toàn bộ

sinh viên đều đƣợc học theo hình thức E-Learning? Hay chỉ một phần sinh

viên và phần còn lại học theo hình thức truyền thống?

iii. Ai sẽ là ngƣời dạy? Lập hẳn một đội ngũ giảng viên chuyên giảng dạy theo hình thức E-Learning? Hay cùng một giảng viên lại có sự kiêm nhiệm

giảng dạy theo hai hình thức?

iv. Về việc phát triển nội dung cho khóa học, ai sẽ đảm trách? Giảng viên tự đảm trách? Hay phải có một Phòng ban chuyên trách việc phát triển nội dung?

Trƣờng hợp Khoa Công nghệ thông tin đƣợc đảm nhận việc vận hành thử nghiệm hệ thống này trong thời gian đầu sau khi triển khai, việc tổ chức và quản trị những vấn đề trên không thành vấn đề vì với một sự am tƣờng về công nghệ của đội ngũ nhân sự của Khoa cũng nhƣ lƣợng kiến thức nhất định về mặt công nghệ của sinh viên các khóa; và với một số lƣợng sinh viên không quá nhiều thì việc cộng tác giữa thầy và trò để cùng trải nghiệm hệ thống sẽ không phải là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, một khi hình thức E- Learning đƣợc triển khai rộng rãi cho toàn trƣờng sử dụng thì cần thiết phải có những phƣơng hƣớng rõ ràng trong khâu tổ chức. Một vài phân tích của em đối với việc tổ chức nguồn lực con ngƣời cho việc giảng dạy – học tập nhƣ sau:

i. Cùng một môn học: Toàn bộ sinh viên đều được tham gia E-Learning: Trong trƣờng hợp này cần xác định xem sẽ tổ chức cho toàn bộ những sinh viên này

học ở cùng một giai đoạn, hay phân tách thành nhóm các sinh viên học ở các giai đoạn khác nhau. Ƣu điểm của hƣớng tổ chức này là dễ dàng quản lý việc học một môn học, có khả năng cắt giảm đƣợc nhiều chi phí và sẽ có một sự thay đổi khá lớn về mặt nhân sự (cắt giảm nhân sự hoặc thay đổi nhiệm vụ đối với từng cá nhân). Điều này có thể dẫn đến một sự chống đối hoặc bất hợp tác nhất định đối trong quá trình vận hành hệ thống. Trong cách tổ chức này, cần nỗ lực để thuyết phục và tập huấn cho các phòng ban chức năng trong việc E-Learning hóa hoàn toàn một môn học.

ii. Cùng một môn học: Hai hình thức học tập song song: Nghĩa là ở cùng một môn học, nhƣng có những sinh viên sẽ đƣợc học theo hình thức E-Learning, có những sinh viên học theo hình thức truyền thống. Ƣu điểm của hình thức này là vừa có thể giải quyết triệt việc tổ chức giảng dạy một môn học nhất định trong cùng một khung thời gian vừa tận dụng đƣợc những ƣu điểm của E-Learning. Nhƣng khuyết điểm sẽ là một sự thiếu đồng bộ trong khâu tổ chức một môn học và điều này cần những nỗ lực lớn và kỹ lƣỡng về mặt quản lý. Bên cạnh đó, hình thức này có thể gây cảm giác đối xử phân biệt giữa các sinh viên.

iii. Giảng viên chuyên trách E-Learning: Việc lập hẳn một đội ngũ giảng viên chuyên trách hoàn toàn hình thức giảng dạy E-Learning cũng cho ta những ƣu điểm nhƣ: Sự thành thạo về mặt nghiệp vụ, đội ngũ giảng viên chuyên trách E- Learning sẽ thành thạo những gì mình thƣờng xuyên trải nghiệm, dần dần họ sẽ trở nên quen thuộc với hình thức E-Learning và hoạt động một cách hiệu quả với vị trí của mình, mang lại những lối truyền đạt phù hợp và tốt nhất đối với sinh

viên trong môi trƣờng E-Learning. Hình thức Giảng viên chuyên trách E-

Learning này cũng giúp trƣờng chúng ta dễ dàng và chính xác trong cách xây dựng chính sách lƣơng, thƣởng, phụ cấp, trợ cấp cho từng nhóm giảng viên (nhóm giảng viên truyền thống, nhóm giảng viên E-Learning). Tuy nhiên cũng có một nhƣợc điểm là làm tăng mức độ phân hóa trong đội ngũ giảng viên và hạn chế những nhu cầu trải nghiệm hệ thống của nhiều giảng viên khác.

iv. Giảng viên kiêm nhiệm: Giảng viên vừa giảng dạy theo hình thức E-Learning, vừa giảng dạy theo hình thức truyền thống. Trong trƣờng hợp này sẽ khá khó khăn về mặt quản lý lƣơng bổng, giời giấc giảng dạy. Nhƣng lại tạo đƣợc khả năng trải nghiệm hệ thống cho tất cả các giảng viên của trƣờng và hạn chế đƣợc tình trạng phân biệt đối xử giữa những giảng viên.

v. Giảng viên tự đảm trách việc tạo nội dung: Thực sự thì không cần thiết phải tạo những nội dung động (Activity – như các gói SCORM chẳng hạn), chỉ cần tạo những nội dung tĩnh (upload một file trình chiếu, một file tài liệu thuần túy – những việc làm hết sức đơn giản) cũng có thể xem nhƣ là tài nguyên học tập trong một khóa học. Tuy nhiên nếu một khóa học chỉ toàn là tài nguyên học tập tĩnh thì sẽ mất đi một phần ý nghĩa của hình thức học tập E-Learning. Chính vì vậy rất cần đến việc phát triển nên những nội dung sinh động, hấp dẫn và mang tính tƣơng tác cao nhằm tạo sự thích thú học tập cho những ngƣời học. Vấn đề là đội ngũ giảng viên hiện tại của trƣờng đại học Ngân Hàng hầu nhƣ chƣa từng làm quen với công việc tạo nội dung này trƣớc khi có hệ thống Moodle. Vì vậy, cần thiết phải tổ chức những buổi tập huấn, soạn thảo những tài liệu hƣớng dẫn tỉ mỉ cho giảng viên có thể tự mình làm chủ hoàn toàn khóa học, tự mình tạo ra nội dung và truyền đạt kiến thức thông qua những nội dung đó cho sinh viên của mình và theo cách này, tự họ sẽ tạo đƣợc uy tín riêng cho mình đồng thời giảm đƣợc sự phục vụ của trƣờng đại học Ngân Hàng cho việc tạo nội dung học tập của họ.

vi. Lập một đơn vị phụ trách nội dung cho khóa học và tập huấn người dùng: Về mặt chức năng, đơn vị này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ giảng viên xây dựng nội dung cho khóa học. Sự có mặt của đơn vị này trong tổ chức sẽ tăng thêm tính chuyên nghiệp và cho thấy đƣợc sự nỗ lực về E-Learning của trƣờng đại học Ngân Hàng. Đồng thời đơn vị này cũng đóng vai trò tập huấn cho giảng viên về những vấn đề của hệ thống (quy trình sử dụng, cách tạo nội dung cho khóa học).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống quản trị học tập mã nguồn mở moodle hỗ trợ hình thức học tập e learning tại trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)