Khả thi về mặt kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống quản trị học tập mã nguồn mở moodle hỗ trợ hình thức học tập e learning tại trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 121 - 122)

Việc tiết kiệm chi phí thể hiện rất rõ trong việc chúng ta chọn lựa các PMMNM để phát triển hệ thống. Các PMMNM hầu hết đều đƣợc cung cấp miễn phí, điều này một mặt đã làm giảm đi rất nhiều chi phí cho dự án, mặt khác lại mang lại rất nhiều lợi ích về tính tƣơng thích các chuẩn công nghệ, tính dồi dào về tài liệu hƣớng dẫn cũng sự giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng ngƣời dùng.

Việc chuyển đổi dữ liệu giữa hệ thống lƣu trữ hiện tại và hệ thống E-Learning dƣờng nhƣ không tốn một khoản chi phí nào vì dữ liệu chính yếu mà hệ thống E- Learning cần chỉ là thông tin của sinh viên và giảng viên (những dữ liệu này đƣợc dùng để tạo ra tài khoản trên hệ thống E-Learning) hoàn toàn không phải mất một khoản phí nào cho quá trình di chuyển dữ liệu này, nếu có thì đó chỉ là chi phí cho thành viên của dự án thực hiện nhiệm vụ chuyển dữ liệu.

Những chi phí có thể phát sinh cho việc triển khai hệ thống E-Learning nhƣ chi phí cho việc hosting, mua server, chi phí cho các IP tĩnh, cho tên miền, chi phí cho nhân sự tham gia dự án, chi phí cho việc đầu tƣ thêm thiết bị (ví dụ: máy tính, máy phát điện, vân vân), cơ sở vật chất, chi phí vận hành hệ thống, chi phí cho việc đào tạo ngƣời dùng, hay chi phí cho việc bảo trì hệ thống. Các khoản chi phí này có thể sẽ đƣợc tài trợ một phần bởi hạ tầng hiện tại của trƣờng và một phần bởi nguồn lực tài chính của trƣờng hoặc đƣợc tài trợ hoàn toàn bởi nguồn lực tài chính của trƣờng. Và nhìn chung các chi phí này có thể đƣợc nhận diện nhƣ “Tổng chi phí cho việc triển khai, vận hành, và bảo trì một website cùng với chi phí cho nguồn lực con ngƣời” – những loại chi phí đã, đang xuất hiện và đã, đang đƣợc trƣờng đại học Ngân Hàng quản trị tốt.

Các chi phí khác nhƣ chìm (sunk cost) (ví dụ: chi phí cho việc nghiên cứu khả thi) và chi phí cơ hội không tác động lớn đến dự án phát triển hệ thống E-Learning này.

Xét khía cạnh nguồn lực tài chính của trƣờng đại học Ngân Hàng, theo đánh giá và ƣớc lƣợng của em, việc mở các Trung tâm tin học, Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm hợp tác quốc tế, Trung tâm đào tạo và cấp các chứng chỉ về kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, vân vân, cũng đã mang lại cho trƣờng chúng ta những nguồn thu tƣơng đối ổn định. Và với vai trò là một đơn vị hành chính công, nên trƣờng chúng ta cũng đƣợc sự quan tâm tài chính từ ngân sách Nhà nƣớc.

Song song đó, việc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài tuy là khó, tuy nhiên với uy tín và mối quan hệ của trƣờng với các ngân hàng và những chủ thể khác trong nền kinh tế thì trƣờng (và các đơn vị của trƣờng nhƣ Đoàn trƣờng, Hội sinh viên) cũng đã từng nhận đƣợc những khoản tài trợ đủ để đầu tƣ vào cơ sở vật chất cho trƣờng hoặc đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục của trƣờng cũng nhƣ đầu tƣ cho việc tổ chức các sự kiện, các cuộc hội thảo chuyên đề, các cuộc thi đầy bổ ích (chẳng hạn nhƣ cuộc thi Chuyên viên tài chính ngân hàng, ngày hội việc làm, vân vân). Và với dự án E-Learning đầy ý nghĩa này, em cho rằng sẽ xuất hiện những yếu tố thuận lợi cho việc tìm kiếm nguồn tài trợ.

Xét các yếu tố nội tại, có thể liệt kê vài chi tiết biểu hiện cho sự khá ổn định về nguồn lực tài chính của trƣờng nhƣ việc trƣờng đang tiến hành xây dựng công trình thƣ viện kết hợp giảng đƣờng 08 tầng tại cơ sở của trƣờng ở quận Thủ Đức, và trƣờng có dự kiến xây thêm 02 khối Ký túc xá sinh viên 09 tầng với sức chứa khoảng 1.500 ngƣời, trƣờng cũng dự kiến xây thêm các cơ sở vật chất khác nhƣ Nhà thi đấu đa năng và Nhà ăn 03 tầng.

Với những thông tin trên, khi so sánh một cách tƣơng đối giữa chi phí cho dự án và lợi ích đạt đƣợc cũng nhƣ xem xét tƣơng đối về mặt tiềm lực tài chính của trƣờng đại học Ngân Hàng, em nhận định rằng dự án E-Learning khả thi về mặt kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống quản trị học tập mã nguồn mở moodle hỗ trợ hình thức học tập e learning tại trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)