TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG:
Dựa trên những phân tích về mặt tính năng, ta nhận thấy rằng, Moodle hỗ trợ tốt việc xây dựng những khóa học, lớp học trực tuyến, hình thức thi trực tuyến với nhiều dạng câu hỏi, nhiều dạng chọn lựa, hình thức đánh giá ngƣời học linh hoạt và tinh tế. Đồng thời, Moodle cũng hỗ trợ một môi trƣờng hợp tác học tập đầy thú vị và hấp dẫn giữa ngƣời cùng tham gia khóa học.
Nhƣ chúng ta đã biết trƣớc khi có hệ thống E-Learning, việc học tập theo hình thức truyền thống sẽ đòi hỏi sinh viên phải đến lớp và giảng viên cũng phải đến lớp. Giả sử rằng, trong trƣờng hợp một môn học A nào đó có 1000 sinh viên theo học, nếu tổ chức theo hình thức truyền thống – ƣớc lƣợng dựa vào điều kiện cơ sở vật chất và nhân sự của
trƣờng – trƣờng cần phải tổ chức 1000 sinh viên này thành khoảng 10 lớp học, mỗi lớp học có khoảng 100 sinh viên.
Nhƣ vậy, xét một cách khái quát, rõ ràng rằng ta phải tổ chức một không gian là 10 phòng học trong hệ thống giảng đƣờng, cần chi phí tiền lƣơng cho 10 giảng viên, chi phí tiền lƣơng cho các nhân công phục vụ phòng học, cán bộ kỹ thuật, chi phí cho việc sử dụng điện năng của đèn chiếu sáng, máy chiếu, hệ thống âm thanh của 10 phòng học này, chi phí khấu hao cơ sở vật chất, chi phí cho đội ngũ các cá nhân tham gia vào việc tổ chức hoạt động học tập (Phòng đào tạo, các Khoa). Và xa hơn nữa là chi phí cho các giảng viên gác thi và chấm bài thi.
Tuy nhiên, trong trƣờng hợp tổ chức môn học này theo hình thức E–Learning, thì sẽ không là vấn đề nếu 1000 sinh viên đó đƣợc chia thành những tài khoản Sinh Viên đƣợc phép tham gia vào 5 khóa học E–Learning, mỗi khóa học 200 sinh viên. Trong trƣờng hợp này, trƣờng chúng ta có thể sẽ TIẾT KIỆM đƣợc các khoản chi phí nhƣ:
i. Chi phí cho 5 giảng viên đứng lớp giảng dạy đã bị cắt giảm.
ii. Chi phí cho giảng viên chấm thi (trong trƣờng hợp tổ chức thi theo hình thức trực tuyến).
iii. Chi phí cho nhân viên phục vụ lớp học vật lý (lao công, nhân viên nhân viên kỹ thuật).
iv. Giảm đƣợc chi phí điện năng cho phòng học, giảm đƣợc giá trị hao mòn (chi phí khấu hao) của bàn ghế, của phòng học, của các thiết bị nhƣ micro, loa phát thanh.
Thay vào đó ta sẽ phải bỏ ra các khoản CHI PHÍ khác nhƣ: i. Chi phí cho việc vận hành hệ thống E-Learning.
ii. Chi phí cho đội ngũ các cá nhân, phòng ban, đơn vị tham gia vào quá trình giảng dạy – học tập theo hình thức E-Learning.
iii. Tổ chức việc thi cử (trƣờng hợp tổ chức thi theo hình thức truyền thống).
Từ đây, trƣờng chúng ta sẽ có đƣợc cơ hội để cắt giảm đƣợc chi phí hoạt động bằng cách nỗ lực quản trị cho:
Nhƣ vậy, điểm mấu chốt là: nếu tổ chức tốt các nguồn lực, nhận diện tốt sự thay đổi và quản trị tốt sự thay đổi, E-Learning sẽ mang lại cho chúng ta cơ hội để cắt giảm hoặc tối thiểu hóa chi phí hoạt động. Và đây là lợi ích đầu tiên của E-Learning đối với khía cạnh tại chính.
Mặt khác, nếu chúng ta thiết lập một chính sách cho phép sinh viên có thể tự do lựa chọn khóa học (self-enrol) thì trong 5 khóa học nói trên, rất có khả năng là sinh viên sẽ tự chọn khóa học nào có ngƣời giảng viên mà họ cho là truyền đạt kiến thức tốt nhất. Rõ ràng là trong trƣờng hợp này, số lƣợng sinh viên trong 5 khóa học trên có thể sẽ không bằng nhau và sự chênh lệch này rất có thể đã phần nào giúp trƣờng phản ánh đƣợc sự chênh lệch về năng lực giảng dạy của từng giảng viên.Theo đó, trƣờng đại học Ngân Hàng có thể xây dựng một chính sách lƣơng, thƣởng, phụ cấp, trợ cấp cho giảng viên giảng dạy theo hình thức E-Learning (một phần trong các khoản này được tính trên số lượng sinh viên tham gia vào khóa học do giảng viên đó phụ trách). Xem xét trong cùng một khoảng thời gian, giảng viên nào dạy nhiều sinh viên hơn thì sẽ đƣợc chính sách lƣơng thƣởng, phụ cấp, trợ cấp ƣu đãi hơn; ngƣợc lại, giảng viên nào dạy ít sinh viên hơn thì sẽ đƣợc đánh giá theo những mức độ riêng. Xét về phƣơng diện quản trị, chính sách này sẽ trực tiếp, hoặc gián tiếp giúp trƣờng đại học Ngân Hàng áp dụng tốt tƣ duy trả lƣơng theo phƣơng pháp:
Và một lần nữa, chính sách lƣơng mới này lại tác động ngƣợc trở lại đối với giảng viên tham gia E-Learning, họ sẽ tự trau dồi mình để đạt đƣợc sự đánh giá tốt hơn từ tổ
Tổng các khoản tiết kiệm chi phí > Tổng các khoảnchi phí
chức. Và đây chính là ích lợi tiếp theo của E-Learning về cả phƣơng diện tài chính lẫn tổ chức.
Với những đánh nhƣ trên, em cho rằng, nếu trƣờng đại học Ngân Hàng của chúng ta phát triển và đƣa vào vận hành thành công một Hệ thống E-Learning thì một mặt vừa có thể hƣởng ứng tốt chủ trƣơng của Bộ giáo dục và đào tạo vừa có thể chấp hành tốt nghị định của Chính phủ đƣợc nêu ra trong phần phân tích các yếu tố vĩ mô. Bởi vì Hệ thống E-Learning có những lợi ích tiềm năng là sẽ làm giảm đƣợc chi phí hoạt động cho trƣờng, giúp trƣờng dễ dàng có đƣợc sự tự chủ về mặt tài chính đồng thời tạo một môi trƣờng giáo dục bổ ích góp phần nâng cao tri thức con ngƣời.
Nếu tiếp tục xét dƣới góc độ tài chính, hệ thống E-Learning rất có tiềm năng là sẽ mang lại doanh thu từ hoạt động giảng dạy cho trƣờng chúng ta. Bởi lẽ, với những phƣơng thức thanh toán hết sức đa dạng, nhanh chóng, tiện lợi và an toàn nhƣ hiện nay việc mở một khóa học đào tạo từ xa cho những đối tƣợng bên ngoài trƣờng có nhu cầu và nhận những khoản thanh toán từ họ là một việc khả thi để hiện thực. Moodle cũng hỗ trợ chúng ta một Plug-in tên là PayPal – hỗ trợ việc mua khóa học thông qua một tài khoản PayPal. Dựa vào đặc điểm này mà E-Learning một lần nữa lại đƣợc kỳ vọng rằng sẽ lại mang lại cho trƣờng chúng ta những tiềm năng lợi ích về tài chính.
Về mặt tổ chức, lợi ích tiềm năng của E-Learning đƣợc thể hiện qua những yếu tố sau đây:
i. Hạn chế tình trạng khan hiếm phòng học đột xuất: Tình trạng khan hiếm phòng học đột xuất nảy sinh trong trƣờng hợp có nhiều sinh viên bày tỏ nguyện vọng muốn đƣợc học vét nhằm trả nợ một môn học nào đó nhƣng do điều kiện phòng ốc không cho phép nên trƣờng không thể tổ chức những lớp học vét này. Trong trƣờng hợp chúng ta có hình thức đào tạo E-Learning, việc tạo ra những “lớp học ảo” không thành vấn đề và nhƣ vậy trƣờng đã đáp ứng đƣợc nguyện vọng của các sinh viên có nhu cầu học vét nói trên. Giúp họ hoàn thành chƣơng trình học đúng dự kiến và đồng thời giảm gánh nặng về quản lý cho trƣờng.
ii. Linh hoạt hơn trong việc triển khai đào tạo: Khi chƣa có E-Learning, mọi nghiệp vụ đều đƣợc thực hiện theo hình thức truyền thống và trải qua trọn vẹn những ƣu điểm lẫn khuyết điểm của hình thức truyền thống này. Tuy nhiên, một khi trƣờng đại học Ngân Hàng tạo lập thành công môi trƣờng E-Learning thì việc bổ sung khuyết điểm cho nhau giữa hai hình thức truyền thống và E- Learning là hoàn toàn khả thi. Và nhƣ vậy chúng ta sẽ linh hoạt hơn trong cách thức triển khai đào tạo một môn học nào đó, đạt đƣợc lợi ích tiềm năng tối đa. iii. Tạo lập một kênh trao đổi chính thức ngoài giờ lên lớp của giảng viên và sinh
viên: Ngoài giờ học chính thức, giảng viên và sinh viên có gặp gỡ và trao đổi thông qua các công cụ truyền thông trên hệ thống Moodle hoặc tạo ra một phòng họp trực tuyến và trao đổi tại đây. Hệ thống Moodle còn là một không gian chia sẻ tài liệu học tập một cách tập trung và hiệu quả. Những yếu tố này rất có ý nghĩa đối với việc nâng cao hơn nữa chất lƣợng đào tạo con ngƣời.
Xét dƣới một góc độ khác – góc độ tinh thần – theo cách nhìn nhận vấn đề của riêng
em, em cho rằng những lợi ích về mặt tinh thần của hệ thống đối với một tổ chức chính là
những giá trị gia tăng của hệ thống. Theo cách nhìn nhận này, Hệ thống E-Learning sẽ giúp trƣờng chúng ta đạt đƣợc những giá trị gia tăng rất đáng chú ý nhƣ sau:
i. Nâng cao hình ảnh của trường đại học Ngân Hàng: Việc một trƣờng đại học vừa đào tạo theo hình thức truyền thống vừa có sự hỗ trợ của hình thức E-Learning đầy tiện ích sẽ thể hiện đƣợc một tác phong giáo dục hiện đại chuyên nghiệp, linh hoạt, tính sẵn sàng cao. Những chi tiết này sẽ giúp nâng cao đƣợc hình ảnh của trƣờng đại học Ngân Hàng đối với từng góc nhìn khác nhau của các thành phần trong xã hội (sinh viên, phụ huynh, các tổ chức giáo dục khác, các đối tác, các nhà tài trợ). Đặc biệt là trong thời đại thông tin ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (mà đặc biệt là Internet) vào lĩnh vực giáo dục luôn đƣợc sự ủng hộ rất cao.
cùng phát triển giữa những giảng viên từ đó mang lại lợi ích đối với trƣờng đại học Ngân Hàng mà cụ thể là đối với việc vận hành hệ thống Moodle. Giả sử
chúng ta tổ chức một cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử thường niên dành cho
giảng viên trường đại học Ngân Hàng” với những điều kiện về thể lệ cuộc thi và giải thƣởng chung cuộc hợp lý, thì điều này không những góp phần tạo một sân chơi lành mạnh đầy bổ ích cho những giảng viên của trƣờng mà đồng thời còn giúp giảng viên có những động lực để tự phấn đấu và tự rèn luyện mình một cách thƣờng xuyên. Hệ quả là mức độ trải nghiệm của các giảng viên này đối với phƣơng thức vận hành của hệ thống Moodle đƣợc trau dồi thêm, và nhƣ vậy điều này lại góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy theo hình thức E- Learning.
iii. Nâng cao sự tự hào và cơ hội đóng góp của các thành viên cho tổ chức: Việc vận hành hệ thống của trƣờng đại học Ngân Hàng sẽ mang lại cho các thế hệ sinh viên của trƣờng những sự quan tâm, yêu thích và lòng tự hào nhất định. Một khi sự tự hào của các thành viên đƣợc nâng cao, mức độ gắn bó và cống hiến cho tổ chức chắc hẳn cũng sẽ gia tăng theo tỉ lệ thuận. Moodle là một PMMNM đƣợc thiết kế theo hƣớng module hóa các chức năng và ngƣời dùng hoàn toàn có thể tìm hiểu và cải tiến hoạt động của nó. Chính vì vậy, một khi trƣờng đại học Ngân Hàng triển khai hệ thống E-Learning dựa trên LMS Moodle, rất có thể trong tƣơng lai sẽ xuất hiện những đề tài khoa học cấp trƣờng nhƣ: “Nghiên cứu khả thi việc mang lại doanh thu từ hình thức học tập E-Learning của trường đại học Ngân Hàng” hoặc “Phân tích, thiết kế và tích hợp module chức năng XYZ vào hệ thống Moodle của trường đại học Ngân Hàng”. Lại một lần nữa, lợi ích của tổ chức đƣợc gia tăng từ sự đóng góp quý giá rất tiềm năng này.
Hình thức học tập E-Learning cũng góp phần tạo nên sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các sinh viên trong quá trình học tập (hình thức thảo luận thông qua Forum, hình thức đánh giá peer-to-peer nhƣ workshop) từ đó nâng cao hiệu quả việc giảng dạy và nâng cao hơn nữa chất lƣợng đào tạo con ngƣời và gián tiếp trau dồi kỹ năng mềm của
sinh viên nhƣ kỹ năng thảo luận, phản biện. Đồng thời E-Learning cũng là một kênh hỗ trợ rất đắc lực cho hình thức đào tạo truyền thống của trƣờng chúng ta.