Yêu cầu về hạ tầng phần cứng và phần mềm để triển khai LMS Moodle không quá phức tạp, hơn nữa Moodle tƣơng thích với nhiều chuẩn công nghệ và hoàn toàn có thể đƣợc triển khai thuận lợi. Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này, dựa vào những
hƣớng dẫn của tài liệu Moodle, em đã tiến hành thử nghiệm việc cài đặt Moodle (phiên bản 2.1.5+) trên một nền tảng với các thông số chủ yếu nhƣ sau:
i. Hệ điều hành: Windows XP Service Pack 3.
ii. Cấu hình phần cứng: CPU Intel Pentium 4 (2.66 Ghz); RAM 1GB;
iii. Web server Apache 2.2.22; PHP 5.3.2; Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL 5.5.23.
iv. Triển khai Moodle tại localhost.
Đồng thời em cũng đã cấu hình để ngƣời dùng từ một số máy tính khác trong mạng nội bộ (LAN) có thể truy cập, thực hiện một số tác vụ nhất định và mọi bƣớc thực hiện đều tƣơng đối bình thƣờng không gặp phải những trục trặc đáng quan ngại.
Thực tế cho thấy, hiện tại có rất nhiều tổ chức giáo dục, trên thế giới và tại Việt Nam đều triển khai thành công nghệ thống này. Tính đến thời điểm năm 2012, cũng đã có khoảng 70.000 sites E-Leaning đƣợc sự hỗ trợ của LMS Moodle và số lƣợng các site Moodle – tính trung bình từ năm 2009 đến nay – mỗi tháng có hơn 1.000 site Moodle gửi thông báo đăng ký. Sự tin cậy và tính tiện dụng của hệ thống LMS Moodle đã đƣợc hàng chục triệu ngƣời trên thế giới tin dùng. Riêng tại Việt Nam, không ít viện nghiên cứu, doanh nghiệp và trƣờng đại học triển khai thành công hệ thống này. Điều này gián tiếp cho thấy, chính những yêu cầu không quá khắt khe về mặt kỹ thuật đã khiến Moodle trở nên rất phổ biến.
Xét về khía cạnh tính sẵn sàng (Availabitlity) và độ tin cậy (Reliability) của các giải pháp kỹ thuật, nếu việc triển khai đƣợc thực hiện in-house nghĩa là sẽ tiến hành triển khai trên hạ tầng hiện tại của trƣờng (với mục đích là để Khoa Công nghệ thông tin vận hành thử nghiệm) thì chúng ta cũng đã làm chủ đƣợc chính hệ thống của mình đồng thời trong trƣờng hợp này, việc đáp ứng nhu cầu sử dụng thƣờng xuyên của khoảng 350 tài khoản ngƣời dùng là không thành vấn đề.
Mặt khác, nếu trƣờng đại học Ngân Hàng triển khai Moodle rộng rãi ngay từ đầu và thực hiện giải pháp trang bị thêm hệ thống server thì em cho rằng nếu có sự dự đoán và ƣớc lƣợng trƣớc về hiệc suất (chẳng hạn nhƣ việc sử dụng các giải pháp benchmark
server) nhằm nhận biết trƣớc đƣợc khả năng đáp ứng của hệ thống server này thì trƣờng chắc hẳn cũng sẽ có những chính sách và biện pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ quá trình triển khai,vận hành đƣợc dễ dàng và thuận lợi. Tuy nhiên, nếu thực hiện giải pháp hosting
khác thì tính sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống sẽ bị giảm sút hoặc không đạt yêu.
Về vấn đề an toàn bảo mật, trong quá trình xây dựng Moodle vấn đề về an toàn bảo mật đƣợc quan tâm rất gắt gao. Chẳng hạn nhƣ việc mã hóa mật khẩu của ngƣời dùng, Moodle tiến hành giải pháp Password Salting – nghĩa là ngoài việc mã hóa mật khẩu ngƣời dùng bằng MD5 (Message Digest algorithm 5), mật khẩu đƣợc gia tăng tính bảo mật bằng cách thêm vào những chuỗi ký tự ngẫu nhiên trƣớc khi chúng đƣợc “băm” bởi giải thuật MD5 và chính vì cách hoạt động này mà Password Salting hạn chế đƣợc việc truy ngƣợc (reverse) lại các mã hóa MD5 và ngăn chặn những nỗ lực của kẻ xấu trong việc lấy cắp những thông tin nhạy cảm.
Xét ở góc độ một khóa học do Moodle quản lý, có một vấn để nhỏ về tính bảo mật chính là các Enrolment Key cho việc tự ghi danh vào khóa học. Các Enrolment Key này chỉ đƣợc cung cấp duy nhất cho mỗi khóa học, nghĩa là nhiều ngƣời dùng muốn ghi danh vào khoá học nhƣng chỉ sử dụng một Enrolment Key duy nhất, và điều này có thể sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý của chúng ta trong trƣờng hợp những ngƣời dùng chia sẻ
Enrolment Key này cho nhau một cách rộng rãi và không thể kiểm soát.
Em nhận định rằng, có 03 giải pháp khả thi cho việc giải quyết sự nhạy cảm về thông tin này, cụ thể nhƣ sau:
i. Không cho phép sinh viên tự ghi danh (self-enrol): Giải pháp này cực kỳ khả thi nhƣng hệ thống sẽ trở nên khắt khe với ngƣời dùng và sự tiện dụng của hệ thống một phần đã bị giảm sút. Hơn nữa với những ích lợi từ việc cho phép sinh viên tự ghi danh vào khóa học nhƣ em đã phân tích trên, em cho rằng
ii. Cho phép tự ghi danh và sẽ hạn chế việc ghi danh khi khóa học đạt số lượng sinh viên kỳ vọng: Giải pháp này rất kỳ khả thi để thực hiện, đó là chúng ta cung cấp 01 Enrolment Key cho sinh viên sử dụng, đến khi khóa học đạt đƣợc số lƣợng ngƣời dùng dự kiến, chúng ta sẽ thay đổi mã của khóa học này hoặc ngăn chặn việc tự ghi danh vào khóa học bắt đầu từ thời điểm này. Những sinh viên đã đƣợc ghi danh vào khoá học vẫn tiếp tục đƣợc học, nhƣng nếu họ chia sẻ Enrolment Key của họ cho những sinh viên khác (chƣa đƣợc ghi danh) thì cũng không ảnh hƣởng gì bởi trong thời điểm đó,
Enrolment Key của họ đã không còn tác dụng. Cách làm này tuy tính khả thi thực hiện cao nhƣng tính hiệu quả không cao và cách thức ứng phó với vấn đề nhìn chung rất thủ công.
iii. Nghiên cứu xây dựng một giải thuật Checker: Với ý tƣởng là: khi ta tạo lập
Enrolment Key cho khóa học, một danh sách các chuỗi ký tự ngẫu nhiên sẽ đƣợc tạo ra (và em tạm gọi các chuỗi ký tự ngẫu nhiên ngày là Checker). Những Checker sẽ đƣợc chúng ta gửi đến từng sinh viên. Khi sinh viên sử dụng Checker để ghi danh vào khóa học, hệ thống sẽ tiến hành ánh xạ (map)
Checker với Enrolment Key tƣơng ứng của khóa học nhằm kiểm tra tính hợp lệ, sau đó hệ thống tiến hành xóa Checker khỏi danh sách lƣu trữ (hoặc “xóa logic” – đánh dấu rằng Checker này đã đƣợc sử dụng bằng cách bật các giá
trị true, false, 0, 1 trong quá trình lập trình). Nhƣ vậy theo cách giải quyết này, mỗi sinh viên chỉ có một Checker duy nhất cho riêng mình và mỗi khi sinh viên sử dụng Checker để ghi danh thì Checker này cũng bị vô hiệu hóa về chức năng ngay tại thời điểm đó. Cách làm này khá khả thi trong điều kiện Moodle là một PMMNM hoàn toàn có thể dễ dàng đƣợc cải tiến.
Và với những phân tích và lập luận trên, em cho rằng hiệu suất của hệ thống khả thi để đảm bảo, tính sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống khả thi để đảm bảo (dựa trên những thông tin về lịch sử và kinh nghiệm của những trƣờng đại học đã triển khai), độ an toàn và bảo mật thông tin của hệ thống đƣợc đảm bảo. Hơn hết, em cho rằng, quý thầy cô của
Khoa Công nghệ thông tin hoàn toàn có thể đảm trách tốt vai trò tƣ vấn, hỗ trợ cho dự án E-Learning về mặt kỹ thuật. Và nhƣ vậy, việc triển khai dự án E-Learning này khả thi về mặt kỹ thuật.