Sự hiện diện của Hệ thống E-Learning sẽ xuất hiện một số thay đổi trong nội bộ trƣờng đại học Ngân Hàng. Những thay đổi đƣợc liệt kê nhƣ sau:
i. Thay đổi về nhiệm vụ chức năng của các phòng ban và nhân sự: Các phòng ban có thể kiêm thêm các nhiệm vụ nhất định khi có môi trƣờng E- Learning. Xuất hiện sự gia tăng hoặc cắt giảm nhân sự, hoặc việc kiêm nhiệm vụ của các cá nhân trong tổ chức.
Tóm tắt: Triển khai Hệ thống quản trị học tập Moodle hỗ trợ hình thức học tập E-Learning sẽ giúp trường đại học Ngân Hàng chúng ta đạt được những lợi tiềm năng như sau:
i. Lợi ích về mặt tài chính: Giảm thiểu và tối ưu hóa chi phí hoạt động; Tiềm năng có được doanh thu từ việc cung cấp khóa học trực tuyến cho các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức; Xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp với năng lực cá nhân của từng giảng viên (3P).
ii. Lợi ích về mặt tổ chức: Linh hoạt hơn trong việc triển khai đào tạo; Tạo lập một kênh trao đổi chính thức ngoài giờ lên lớp của giảng viên và sinh viên, một kênh chia sẻ tài liệu hiệu quả; Hạn chế tình trạng khan hiếm phòng học đột xuất.
iii. Về mặt giá trị gia tăng: Nâng cao hình ảnh trường đại học Ngân Hàng đối với nhiều góc nhìn trong xã hội; Tạo sự cạnh tranh lành mạnh và tự trau dồi bản thân của các giảng viên; Nâng cao sự tự hào và cơ hội đóng góp của các thành viên trong tổ chức.
ii. Thay đổi về quy trình nghiệp vụ đào tạo: Nghiệp vụ giảng dạy, gác thi, chấm thi của giảng viên, việc học tập, thi cử của sinh viên, các thủ tục tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cũng sẽ xuất hiện sự thay đổi nhất định.
iii. Thay đổi về mặt tài sản, trang thiết bị: Có thể sẽ xuất hiện thêm những tài sản mới hoặc trang thiết bị mới. Hoặc sự bố trí và phân bổ các tài sản, trang thiết bị này trong tổ chức có sự thay đổi.
Em nhận định rằng, trƣờng đại học Ngân Hàng chúng ta không những là một trong những trƣờng đại học rất có uy tín đối với việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao ở lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Lĩnh vực công nghệ thông tin cũng ghi dấu những thành tích rất đáng biểu dƣơng. Trong đội ngũ giảng viên của trƣờng chúng ta có rất nhiều cá nhân giỏi về quản trị - đặc biệt là Khoa Quản trị kinh doanh, chính vì vậy, những thay đổi về mặt tổ chức trên hoàn toàn có thể đƣợc quản trị tốt nếu trƣờng đại học Ngân Hàng huy động đƣợc tầm nhìn, sự tham vấn, đóng góp ý kiến và góp sức của các cá nhân và đơn vị trong trong trƣờng, đặc biệt là Khoa Quản Trị kinh doanh.
Một vấn đề khác rất cần thiết phải giải quyết tốt trước khi, trong khi, và sau khi xây dựng hệ thống Moodle chính là việc hạn chế sự chống đối và bất hợp tác từ các cá nhân và đơn vị trong tổ chức. Những biện pháp khả thi để giải quyết vấn đề này đƣợc trình bày nhƣ sau:
i. Trước khi khởi tạo dự án: Trƣớc hết, ý tƣởng về dự án phải nhận đƣợc sự quan tâm, ủng hộ từ các lãnh đạo cấp cao của trƣờng đại học Ngân Hàng. Các quyết định và chính sách đƣợc ban hành từ lãnh đạo cấp cao là một công cụ rất quan trọng trong việc hạn chế sự chống đối và bất hợp tác. Sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo của trƣờng đại học Ngân Hàng là một trong những yếu tố thành công then chốt trong dự án này. Trong số những lãnh đạo cấp cao hiện tại của trƣờng đại học Ngân Hàng, cũng có những cá nhân từng nắm giữ Quyền trƣởng Khoa Công nghệ thông tin, nếu ý tƣởng và đề xuất về E-Learning đƣợc chính
quan tâm và hỗ trợ từ ban lãnh đạo. Mặt khác, xét từ nhiều khía cạnh khác nhau thì E-Learning là một dự án nhằm đem lại nhiều tiềm năng lợi ích cho trƣờng, vì vậy em cho rằng sẽ dễ dàng có đƣợc sự quan tâm và ủng hộ Ban lãnh đạo nhà trƣờng. Từ đó hạn chế đƣợc những chống đối và bất hợp tác trƣớc khi khởi tạo dự án.
ii. Trong quá trình thực hiện dự án: Hàng ngày (hoặc mỗi 2 ngày, mỗi 3 ngày, hoặc mỗi tuần) các cá nhân tham gia dự án phải có những bản báo cáo rõ ràng về việc mình đã thực hiện đƣợc những gì, và chƣa thực hiện đƣợc những gì cho dự án dựa trên bảng phân công trong kế hoạch dự án, họ phải trình bày nỗ lực của họ cho những hoạt động tiếp theo là gì. Những báo cáo này phải đƣợc gửi đến cho ngƣời quản lý của dự án. Quy tắc quản trị này sẽ hạn chế đƣợc sự bất hợp tác
gián tiếp của các cá nhân tham gia vào dự án (ví dụ nhƣ: việc không tuân thủ tiến độ công việc, cẩu thả khi thực hiện nhiệm vụ). Đồng thời, quy tắc quản trị này cũng góp phần đảm bảo đƣợc chất lƣợng dự án.
iii. Trong quá trình vận hành hệ thống: Sự bất hợp tác đối với hệ thống có thể xuất hiện khi dùng (giảng viên, sinh viên) không đƣợc thông tin đầy đủ về hệ thống cũng nhƣ cách thức tham gia vào hệ thống dẫn đến việc hệ thống đã đƣợc hiện thực nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc số lƣợng ngƣời dùng kỳ vọng. Việc tổ chức những buổi tuyên truyền về hệ thống hoặc những buổi tập huấn, hƣớng dẫn ngƣời dùng hoàn toàn khả thi để thực hiện. Nhất là trong thời điểm hiện nay, máy tính và Internet không còn là những gì quá phức tạp và quá khó khăn để mọi ngƣời tiếp cận.
Nhƣ vậy là những thay đổi về mặt tổ chức hoàn toàn có thể đƣợc đánh giá và quản trị tốt nhờ vào tầm nhìn của lãnh đạo cũng nhƣ sự đóng góp của các cá nhân giỏi về năng lực và giàu về kinh nghiệm trong nội bộ trƣờng đại học Ngân Hàng chúng ta. Sự chống đối và bất hợp tác trước khi, trong khi và sau khi triển khai hệ thống LMS Moodle đều có khả năng đƣợc giải quyết tốt.
Và dựa theo những đánh giá trên, em nhận định rằng, việc triển khai hệ thống LMS Moodle hỗ trợ hình thức học tập E-Learning là khả thi về mặt tổ chức.