Trải nghiệm, dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố hưng yên tỉnh hưng yên​ (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Trải nghiệm, dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên

1.2.3.1. Trải nghiệm

Theo Từ điển Tiếng việt của Hoàng Phê, “Trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy

điều nào đó là đúng” [27].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Trải nghiệm” theo nghĩa chung nhất là bất kỳ một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức...) trong đời sống tâm lý của từng người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lý học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi cá nhân [31].

Theo quan điểm triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Trong các nghiên cứu của tâm lý học, trải nghiệm được coi là năng lực của cá nhân. Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu: Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy; Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà người học nhận được: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu; Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể [3].

Theo phương diện tâm lý học: Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó, chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.

hoặc một sự kiện bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó” [dẫn theo 12].

Dựa theo các quan niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Trải nghiệm là sự trải qua (kinh qua) thực tiễn của con người để kiểm nghiệm vốn hiểu biết của bản thân, đồng thời hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết.

1.2.3.2. Dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên

- Dạy học Trải nghiệm:

Dựa trên các khái niệm Dạy học, Trải nghiệm đã nêu ở trên chúng ta có thể hiểu: Dạy học trải nghiệm là một phương thức dạy học, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường giáo dục dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, qua đó học sinh tích cực lĩnh hội các nội dung tri thức, tạo cơ sở cho việc phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực thực tiễn... một cách hài hòa.

- Dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên

Xuất phát từ đặc thù của môn học KHTN ở trường THCS chúng ta có thể hiểu khái niệm dạy học trải nghiệm môn KHTN như sau: Dạy học trải nghiệm môn KHTN là một phương thức dạy học môn học, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn trong môi trường giáo dục dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, qua đó học sinh tích cực lĩnh hội các nội dung tri thức của môn KHTN, tạo cơ sở cho việc phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, năng lực thực tiễn,... một cách hài hòa.

Trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên có sự khác biệt so với trải nghiệm các bộ môn khác là trải nghiệm các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Vì vậy trong quá trình trải nghiệm, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lý của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung. Khoa học tự nhiên là khoa học cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực nghiệm. Qua trải nghiệm năng lực tìm tòi, khám phá của học sinh được hình thành và phát triển. Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh trải nghiệm,

nâng cao năng lực nhận thức kiến thức khoa học, năng lực tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố hưng yên tỉnh hưng yên​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)