Đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố hưng yên tỉnh hưng yên​ (Trang 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Đối tượng khảo sát

350 khách thể, trong đó là cán bộ quản lý (Cán bộ QL phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn); 30 giáo viên thuộc tổ Tự nhiên và 300 học sinh khối 8,9 thuộc 3 trường THCS công lập (Trường THCS Nguyễn Tất Thành; THCS Lê Lợi; THCS Phương Chiểu) thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Để triển khai các nội dung nghiên cứu nêu trên, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm và dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát.

Kết quả khảo sát được xử lý như sau: - Tính tỉ lệ%

Tỷ lệ % = Số lượng ý kiến (theo mức độ)  100 Số khách thể

- Tính điểm trung bình.

+ Các câu hỏi điều tra được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn với mức điểm đánh giá như sau: Quan trọng; Thường xuyên; Ảnh hưởng = 3 điểm; Ít quan trọng; Thỉnh thoảng; tương đối ảnh hưởng = 2 điểm; không thực hiện; Không quan trọng; Chưa thường xuyên; Không ảnh hưởng = 1 điểm.

Dựa vào điểm trung bình ( ), chúng tôi qui ước: Nếu 1,00 ≤ ≤ 1,67: Mức độ đánh giá thấp; Nếu 1,68 ≤ ≤ 2,34: Mức độ đánh giá trung bình; Nếu 2,35 ≤ ≤ 3,0: Mức độ đánh giá cao.

+ Các câu hỏi thiết kế theo 05 phương án lựa chọn với mức đánh giá như sau: Tốt = 5 điểm; Khá = 4 điểm; trung bình = 3 điểm; Yếu = 2 điểm; kém = 1 điểm.

2.3. Thực trạng về dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS

* Nhận thức của BCQL, GV các trường THCS thành phố Hưng Yên tầm

X X

X X

quan trọng của DHTN môn KHTN

Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan

trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS

STT Nội dung Ý kiến đánh giá Điểm TB Thứ bậc Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % 1

Góp phần nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng về thái độ học tập đúng đắn cho học sinh

20 40 30 60 0 0 2.4 3

2

Tăng tính hấp dẫn, tạo hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập

25 50 25 50 0 0 2.5 2

3

Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập

32 62 18 36 0 0 2.64 1

4

Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành như: Sinh học, Vật lý, Hoá học

17 34 33 66 0 0 2.34 4

5 Gắn kết giữa người dạy và người

học trong quá trình dạy học 15 30 35 70 0 0 2.3 5

Trung bình chung 2.43

Nhìn vào kết quả bảng 2.1 cho thấy: Nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá chung về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS ở mức độ cao ( = 2.43). Tuy nhiên mức điểm đánh giá về các nội dung trong bảng có sự khác nhau cụ thể như:

- Nội dung được đánh giá mức độ cao gồm: Nội dung 3, 2, 1 (với điểm trung bình lần lượt là: = 2.64; = 2.5; = 2.4).

X

Qua kết quả khảo sát cho thấy. Đa số cán bộ, giáo viên được khảo sát đã nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức hoạt động dạy học theo hình thức trải nghiệm sẽ góp phần phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.

Môn KHTN là môn học bắt buộc của bậc THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới với cách tiếp cận hướng vào năng lực học sinh, để phát triển năng lực học sinh thì ngoài việc đổi mới nội dung, chương trình, cần thiết phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Dạy học trải nghiệm làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu khoa học, thích khám phá, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Chính vì vậy có hơn một nửa số người được khảo sát cho rằng nội dung “Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập " rất quan trọng xếp thứ bậc 1.

- Nội dung được đánh giá ở mức trung bình gồm: Nội dung 4, 5 (với điểm trung bình lần lượt là: = 2.34; = 2.3). Qua kết quả khảo sát cho thấy: Còn một bộ phận CBQL và GV chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm. Một số CBQL, GV cho rằng dạy học trải nghiệm môn KHTN ít quan trọng trong việc “Góp phần nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng về thái độ học tập đúng đắn cho học sinh”; với 60% tổng số ý kiến của CBQL; GV. Với vai trò “Dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên không tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành như: Sinh học; Vật Lý; Hoá học" có 66% ý kiến là ít quan trọng. Nội dung được cho là ít quan trọng hơn cả là vai trò “Gắn kết giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học”, với điểm trung bình là 2.3.

Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác nâng cao nhận thức cho CBQL và GV trong các nhà trường

về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

* Nhận thức của học sinh các trường THCS thành phố Hưng Yên tầm quan trọng của DHTN môn KHTN

Để khảo sát nhận thức của HS về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 2), kết quả được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của HS về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học

trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS

STT Nội dung Ý kiến đánh giá Điể m TB Thứ bậc Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % 1

Góp phần nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng về thái độ học tập đúng đắn cho học sinh

202 67.3 93 31.0 5 1,7 2.65 3

2

Tăng tính hấp dẫn, tạo hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập

238 79.3 60 20.0 2 0.67 2.78 1

3

Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập

220 73.3 73 24.3 7 2.33 2.71 2

4

Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành như: Sinh học, Vật lý, Hoá học

201 67.0 88 29.3 10 3.03 2.63 4

5 Gắn kết giữa người dạy và người

học trong quá trình dạy học 189 63.0 101 33.67 10 3,03 2.59 5

Trung bình chung 2.67

Kết quả bảng 2 cho thấy, nhận thức của học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN là cao hơn của CBQL, GV ở tất cả các nội dung. Tuy nhiên có sự trùng lặp với CBQL, GV đó là đánh giá về thứ tự vai trò của các nội dung từ 1 cho đến 5.

Nội dung các em đánh giá có vai trò quan trọng nhất chính là “Tăng tính hấp dẫn, tạo hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập” với điểm trung bình là 2.78 xếp thứ bậc 1. Nội dung “Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập” xếp thứ 2. Nội dung các em đánh giá có vai trò ít quan trọng hơn cả là “Gắn kết giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học” với điểm trung bình là 2.59 xếp thứ 5. Nhưng cũng chỉ có 10 học sinh (chiếm 3.03%) cho là không quan trọng.

Như vậy có thể thấy, đa số các em học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên đã có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của hình thức dạy học trải nghiệm nói chung và dạy học trải nghiệm môn KHTN nói riêng. Các em đã hiểu được bản chất của dạy học trải nghiệm là học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động, được thực hành, qua đó các em được củng cố, mở rộng, khắc sâu những tri thức, từ đó có những đánh giá, nhận xét đúng về hiện thực khách quan. Và đó cũng chính là lý do các em cho rằng dạy học trải nghiệm có vai trò làm tăng tính hấp dẫn, hứng thú cho học sinh và phát huy tính tích cực của học sinh là quan trọng nhất.

2.3.2. Thực trạng về nội dung dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên

* Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng nội dung DHTN môn KHTN

Để tìm hiểu thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (Phụ lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng nội dung dạy học trải

nghiệm KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên

STT Nội dung dạy học Ý kiến đánh giá Điể

m

Thứ bậc

xuyên thực hiện TB

SL % SL % SL %

1

Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất)

10 20 40 80 0 0 2.2 2

2

Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá.

15 30 35 70 0 0 2.3 1

3

Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển động.

8 16 42 82 0 2.16 3

4

Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển

4 8 46 92 0 0 2.08 4

Trung bình chung: 2.18

Nhận xét bảng 2.3:

Bảng 2.3 cho thấy: Các khách thể điều tra đánh giá chung về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên ở mức trung bình ( = 2.19). Tuy nhiên mức điểm đánh giá về các nội dung trong bảng có sự khác nhau cụ thể như:

- Nội dung được nhận định xếp thứ bậc cao nhất trong số 4 nội dung học tập là: Nội dung 2 “Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá.” với điểm trung bình = 2.3. Đây là nội dung học tập gắn liền với môi trường sống, sự sống, sinh vật hữu cơ quanh các em. Môi trường sống xung quang, sự sống và phát triển của con người, động vật các em được chứng kiến và tiếp xúc hàng này, đây cũng là nhưng tri thức sinh học, các em

X

được tiếp cận thường xuyên

- Nội dung được đánh giá mức thấp là: Nội dung 4 “Trái đất và bầu trờ chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển” với điểm trung bình = 2.08. Để tìm hiểu thêm thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô N.T.T.Tr cán bộ quản lý trường THCS Nguyễn Tất Thành, cô cho biết “Hiện nay nội dung tổ chức nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN ở nhà trường còn nhiều hạn chế, lặp đi lặp lại. Chưa đa dạng hóa nội dung để tăng cường sự tương tác của người học. Nội dung “Trái đất và bầu trời” còn chưa được đội ngũ CBQL và giáo viên quan tâm, chú trọng trong việc tổ chức dạy trải nghiệm vì có thể là do CBQL và giáo viên cho rằng nội dung còn khó đối với nhận thức của học sinh.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho dạy học trải nghiệm nội dung này cũng thiếu, chính vì vậy GV rất ít tổ chức dạy học trải nghiệm nội dung này”.

Như vậy, nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN được áp dụng thường xuyên nhất là “Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá.”. Kế tiếp là nội dung “Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất)”. Nội dung còn chưa được chú trọng dạy trải nghiệm nhiều như: “Trái đất và bầu trời”,…

* Đánh giá của học sinh các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng nội dung DHTN môn KHTN

Để tìm hiểu đánh giá của học sinh về thực trạng dạy học trải nghiêm môn KHTN, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 2, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh về thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm

KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên

STT Nội dung dạy học Ý kiến đánh giá Điểm

TB

Thứ bậc

Thường Đôi khi Chưa thực

xuyên hiện

SL % SL % SL %

1

Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất)

48 16.0 198 66.0 44. 14.6 1.94 2

2

Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá.

52 17.3 201 67.0 47 15.6 2.01 1

3

Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển động.

32 10.6 210 70.0 58 19.3 1.91 3

4

Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển

0 0 254 84.67 46 15.33 1.84 4

Trung bình chung: 1.92

Kết quả bảng 2.4 cho thấy, đánh giá của học sinh các trường THCS thành phố Hưng Yên về các nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN là ở mức độ trung bình, với điểm là 1.92.

Nội dung học sinh cho là thực hiện dạy học trải nghiệm với mức độ thường xuyên cao nhất là “Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá” với 54 ý kiến chiếm 17.3% số học sinh được khảo sát với điểm trung bình là 2.01 xếp thứ bậc 1. Tuy nhiên cũng vẫn nội dung này có tới 15.6% học sinh cho là GV chưa tổ chức dạy học trải nghiệm. Như vậy điều này

cho thấy với mỗi trường, mỗi lớp học, thì việc tổ chức nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN là có sự khác nhau.

Nội dung các em đánh giá với điểm trung bình thấp nhất là “Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển” với điểm trung bình 1.84.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố hưng yên tỉnh hưng yên​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)