8. Cấu trúc luận văn
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi của biện pháp là cơ sở quan trọng để có thể khẳng định về mức độ hiệu quả của biện pháp đã được đề ra. Do đó, để bảo đảm các biện pháp đề xuất mang tính khả thi cần có sự nỗ lực không ngừng của các CBQL trường THCS, giúp cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi. Chính vì vậy, các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên được đề xuất cần bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục, đặc biệt là NQ số 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, Thông tư số 32 về chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó các biện pháp cần phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường và năng lực của CBQL các trường THCS, phát huy các ưu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại của công tác quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh đó, tính khả thi yêu cầu các biện pháp quản lí được đề xuất phải được xây dựng theo qui trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tượng, điều kiện thực tế ở địa phương và tại các trường THCS để các biện pháp chắc chắn có thể thực hiện được và thực hiện thành công. Mặt khác, để có thể đảm bảo tính khả thi của biện pháp cần tránh đưa ra các biện pháp xa rời thực tiễn, tránh áp đặt các ý kiến chủ
quan, phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của nhà trường đề tiến hành đề xuất các biện pháp.