Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố hưng yên tỉnh hưng yên​ (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý:

Để quản lý tốt dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS, người quản lý phải nắm vững nguyên tắc và các phương pháp tổ chức dạy học trải nghiệm để nắm bắt và chỉ đạo sát sao yêu cầu các hoạt động này trong từng giai đoạn của đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc vận dụng các HĐTN ở từng nội dung dạy học cụ thể. Người cán bộ quản lý phải là người có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đổi mới HĐDH nhằm phát huy phẩm chất, năng lực HS. Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cán bộ quản lý trường THCS phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý và năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Người quản lý phải có kỹ năng phân tích

đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của từng giáo viên. Ngoài ra, Nhà quản lý cần có kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng định hướng, tổ chức, nắm bắt và xử lý thông tin... Đồng thời phải biết cách hướng dẫn GV tổ chức HĐTN trong DH nói chung và trải nghiệm trong DH môn KHTN nói riêng một cách hiệu quả.

- Năng lực dạy học trải nghiệm của giáo viên: Đây là điều kiện quan trọng vì chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất của việc dạy học trải nghiệm môn KHTN. Do đó để quản lý, tổ chức tốt dạy học trải nghiệm thì cần phải quan tâm bồi dưỡng, phát triển năng lực của đội ngũ giáo viên. Dạy học trải nghiệm đa dạng, phong phú từ nội dung đến phương pháp, hình thức tổ chức đòi hỏi giáo viên phải có những kỹ năng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, kỹ năng thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo và luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động và tập hợp học sinh tham gia hoạt động. Nếu năng lực của giáo viên hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút học sinh hứng thú tham gia hoạt động và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

- Tính tích cực của học sinh trong học tập

Phẩm chất trí tuệ, năng lực tư duy, ý thức học của HS là nhân tố quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Khi HS có ý thức học tập tốt, phẩm chất trí tuệ và khả năng tư duy phát triển thì việc khơi dậy các tiềm năng nội sinh để giải quyết các vấn đề do bài đặt ra của GV là dễ dàng và thuận lợi. Trong học môn KHTN cũng vậy, sự chủ động, tích cực của học sinh trong các hoạt động học tập học tập thể hiện ở việc học sinh phải nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, trả lời tất cả các câu hỏi trong sách giáo khoa liên quan đến phần sẽ học. Trên lớp học, HS chú ý nghe giảng, tích cực suy nghĩ, hoạt động, hợp tác cùng thầy cô và các bạn. Quan trọng hơn là HS phải có ý thức tự giác trong học tập để chiếm lĩnh kiến thức môn KHTN một cách hiệu quả.

Nếu ngược lại, HS không chủ động, tích cực hoạt động, lĩnh hội tri thức thì người GV sẽ rất vất vả. Điều này đòi hỏi người GV phải có nghệ thuật, phải kiên trì, kiên nhẫn, vừa dạy vừa dỗ, thu phục HS bằng bằng tinh thần trách nhiệm,

bằng năng lực chuyên môn và cao nhất là bằng tình thương, tình cảm chân thành của chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố hưng yên tỉnh hưng yên​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)