8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Tổ chức thực hiện dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở
trung học cơ sở
Tổ chức là quá trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường nhằm tạo cơ chế đảm bảo sự phối hợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra của kế hoạch
Tổ chức thực hiện hoạt động DHTN môn KH Tự nhiên sau khi đã lập xong kế hoạch, đó là lúc cần phải chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực. Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường để giúp họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của nhà trường về HĐDH. Vì vậy các thành viên và các bộ phận cần được giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch DH; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm QL, huy động cơ sở vật chất, tài chính; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.
Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học theo hướng trải nghiệm là sự xếp, bố trí những hoạt động, những con người một cách khoa học, hợp lý, phối hợp các bộ phận để tạo ra tác động tích hợp. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học trải nghiệm mơn KHTN cho học sinh THCS có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học trải nghiệm môn KTHTN gồm:
- Phân công Ban giám hiệu phụ trách chuyên môn: Để điều hành hoạt động, phối hợp, tổng hợp các điều kiện nhân lực - vật lực - tài lực và các điều kiện cho hoạt động tiến hành thuận lợi.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy học trải nghiệm môn KHTN: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm cho giáo viên nếu thấy cần thiết, huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành tổ chức dạy học trải nghiệm cho học sinh. Việc huy động
các nguồn tài chính để tổ chức quản lý dạy học trải nghiệm cho học sinh bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau như: nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp, nguồn tài chính từ các tổ chức ngoài trường tài trợ từ cá nhân và tổ chức ngồi trường...
- Phân cơng nhiệm vụ cho giáo viên dạy học trải nghiệm môn KHTN: Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN cho GV nếu thấy cần thiết, huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành. Trong tổ chức thực hiện, hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho các thành viên phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, bộ phận tham gia quản lý và dạy học trải nghiệm môn KHTN: Nhà trường phải chủ động xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN cho học sinh.
- Huy động cơ sở vật chất, tài chính hỡ trợ cho việc dạy học trải nghiệm môn KHTN. Các nguồn lực phục vụ cho tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS bao gồm: Nguồn nhân lực; Vật lực; Tài lực; Nguồn lực thông tin về hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường THCS. Tổ chức phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường là khai thác và phát huy các tiềm năng, các điều kiện cả về con người, và sự hỗ trợ vật chất, tinh thần tham gia vào việc tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN cho học sinh.
- Tổ chức kiểm tra dạy học trải nghiệm môn KHTN: CBQL cần thường xuyên kiểm tra việc dạy học trải nghiệm mơn KHTN để có những đánh giá thực trạng của việc tổ chức dạy học từ đó có những điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức,… dạy học cho phù hợp.