Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 50)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.2. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

2.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định

số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Sau nhiều lần đổi tên, hiện nay tên chính thức là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (tên giao dịch là Agribank).

Agribank Việt Nam là Ngân hàng thương mại duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cung cấp tín dụng và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói riêng.

Nội dung hoạt động cụ thể của Agribank gồm: (1)Hoạt động ngân hàng: Nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, cấp tín dụng, mở tài khoản thanh toán, cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán, các hoạt động khác theo quy định của pháp luật; (2)Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn, vay vốn của các TCTD, tổ chức tài chính; (3)Mở tài khoản thanh toán tại NHNN, các TCTD khác, NH nước ngoài; (4)Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán; (5)Góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ; (6)Kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh, kinh doanh bất động sản, nghiệp vụ ủy thác và đại lý và các hoạt động kinh doanh khác của Agribank; (7)Cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng vốn vay, chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất, lưu giữ hồ sơ tín dụng; (8) Hoạt động ngân hàng điện tử.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank gồm: Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc; cơ cấu này có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh trên cơ sở phù hợp với quy định của Pháp luật.

Cơ cấu tổ chức mạng lưới: Agribank có trụ sở chính; được mở Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, máy giao dịch tự động và điểm giao dịch, văn phòng đại diện; thành lập đơn vị sự nghiệp, công ty con, công ty liên kết và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài theo quy định của NHNN và pháp luật.

Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 2,233 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến với gần 40,000 cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu, gắn bó địa phương. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên ta ̣i Vương quốc Campuchia. Agribank hiện có 7 công ty con: Công ty cho thuê Tài chính I (ALCI), Công ty cho thuê Tài chính II (ALCII), Công ty TNHH một thành viên dịch vụ Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Vàng Agribank, Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank, Công ty cổ phần Bảo hiểm Agribank và Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank.

Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 837 ngân hàng ta ̣i 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, thông qua việc triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, Agribank đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.

Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 (VNR 500). Đến thời điểm 31/12/2016, Agribank có tổng tài sản cán mốc trên 01 triệu tỷ đồng; nguồn vốn huy động 924 ngàn tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng 795 ngàn tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay của Agribank và chiếm 51% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này. Agribank tiên phong cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích, góp phần tích cực đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Agribank hoạt động kinh doanh có lãi, năm 2016 lợi nhuận đạt trên 4,000 tỷ đồng, nộp ngân sách

Nhà nước đầy đủ và tăng dần; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

2.2.2. Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Thuận.

- Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thuận Hải được thành lập theo Quyết định số 20/NH/TCCB ngày 20/06/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam. Sau khi chia tách tỉnh Thuận Hải năm 1992 và được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đến nay được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận (Agribank Bình Thuận). Là chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam, Agribank Bình Thuận hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Agribank Việt Nam giao và thay đổi theo từng thời kỳ.

Agribank Bình Thuận là chi nhánh loại I của Agribank Việt Nam có 15 chi nhánh loại II và 07 phòng giao dịch trực thuộc phân bố trên 08 huyện, thị xã và 01 thành phố của tỉnh Bình Thuận. Với tổng số lao động tại thời điểm 31/12/2016 tại Agribank Bình Thuận là 408 cán bộ nhân viên. Trong đó có 222 cán bộ nhân viên nữ, chiếm tỷ lệ 54.4%; độ tuổi dưới 36 tuổi chiếm 37.5%. Trình độ chuyên môn trên Đại học (Thạc sỹ): 17 cán bộ nhân viên chiếm tỷ lệ 4.2%, Đại học: 344 cán bộ nhân viên chiếm tỷ lệ 84.3%, còn lại là trình độ cao đẳng, trung cấp và nghiệp vụ khác.

2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013-2016.

2.2.3.1. Nguồn vốn huy động:

Bảng 2.3. Nguồn vốn tại Agribank Bình Thuận

ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 Nguồn vốn huy động 6,163 7,178 8,225 9,280 Tốc độ tăng trưởng (%) 16% 16% 15% 13% Đạt kế hoạch giao 103% 102.2% 104.7% 100.1% Thị phần 37.7% 37.0% 37.2% 36.5% Năm Chỉ tiêu

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Bình Thuận

Theo số liệu bảng 2.3 cho thấy, nguồn vốn huy động tại Agribank Bình Thuận tăng trưởng tốt, bình quân tăng 15%/năm. Thực hiện đến 31/12/2016, nguồn vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi sang VNĐ) đạt 9,280 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 3,117 tỷ đồng; quy mô nguồn vốn tăng gấp 1.5 lần so với năm 2013. Qua các năm Agribank Bình Thuận đều đạt kế hoạch giao của Agribank Việt Nam. Giai đoạn 2013 - 2016, thị phần huy động vốn tại Agribank Bình Thuận bị chia sẻ bởi nhiều TCTD thành lập chi nhánh và mở thêm phòng giao dịch, nên sự cạnh tranh quyết liệt trên mọi lĩnh vực, từ thành thị đến nông thôn không thể tránh khỏi, tuy nhiên thị phần của Agribank Bình Thuận những năm qua vẫn giữ ở mức ổn định trên 36% trong tổng nguồn vốn huy động tại tỉnh Bình Thuận.

Với thương hiệu của Agribank, hệ thống mạng lưới trải rộng đến tất cả các huyện, thị trong tỉnh kết hợp với sự điều hành linh hoạt về lãi suất và sự đa dạng hoá các sản phẩm tiết kiệm đã thu hút nhiều khách hàng tin tưởng đến giao dịch. Xét về tổng thể, nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư có tính ổn định cao. Bên cạnh các chính sách lãi suất, Agribank Bình Thuận tích cực đưa ra các sản phẩm mới như tiết kiệm dự thưởng, tiêt kiệm học đường, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm lũy tiến theo số dư ...để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng nguồn vốn huy động cho

chi nhánh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013 -2016, tình hình kinh tế có nhiều biến động nên có thời điểm lãi suất tiết kiệm cao làm cho chi phí đầu vào tăng cao.

Đối với tiền gửi các tổ chức chủ yếu là nguồn tiền gửi thanh toán, đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nên các năm qua chi nhánh đã tích cực triển khai kịp thời và có hiệu quả các thỏa thuận của Agribank với các tổ chức trong tỉnh, tăng cường mối quan hệ với các tổ chức, đơn vị để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi, triển khai hàng loạt các sản phẩm gia tăng của nhóm tiền gửi thanh toán đáp ứng nhiều tiện ích cho khách hàng để thu hút khách hàng, mặc dù nguồn vốn từ tiền gửi thanh toán của Agribank Bình Thuận có tăng song vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.2 cho thấy, trong tổng nguồn vốn huy động, cơ cấu chủ yếu vẫn là nguồn vốn dưới 12 tháng, chiếm tỷ trọng trung bình trên 75% và có xu hướng giảm, đến năm 2016 tỷ trọng là 67%. (Chi tiết xem phụ lục 03). Mặc dù nguồn vốn huy động tăng trưởng đều qua các năm nhưng cơ cấu nguồn vốn thiếu ổn định, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng có tăng trưởng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn nên khó khăn trong việc cân đối vốn đầu tư cho vay trung dài hạn.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Biểu đồ 2.2 cho thấy, cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng được chuyển dịch theo hướng ổn định, tiền gửi dân cư tăng trưởng qua các năm cả về quy mô và tỷ trọng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động trên 92%/tổng nguồn vốn. Tiền gửi các tổ chức vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn và hầu như tăng trưởng thấp qua các năm. Tiền gửi dân cư tại chi nhánh tăng trưởng cao do toàn chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành của trụ sở chính, của NHNN đồng thời triển khai nhiều chương trình chăm sóc khách hàng, công tác tiếp cận, tiếp thị ngày càng được quan tâm đúng mức.

Xác định tăng trưởng nguồn vốn là mục tiêu hàng đầu để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, là cơ sở và là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư tín dụng tại địa phương, từng bước giảm thấp sử dụng vốn của Trụ sở chính, nên các năm qua Agribank Bình Thuận đã thực thi triển khai các giải pháp và chỉ đạo quyết tâm cao về công tác huy động vốn đến từng chi nhánh loại II trực thuộc nên nguồn vốn tự lực tại địa phương tăng trưởng đều qua các năm. Với các chương trình chăm sóc khách hàng, các phương thức tiếp cận, tiếp thị khách hàng tổ chức và cá nhân thường xuyên đổi mới và đa dạng qua các năm đã mang lại lượng khách hàng tiền

gửi ổn định và lâu dài cho Agribank Bình Thuận, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm. Trong điều kiện cạnh tranh gây gắt với các NHTM cổ phần trên địa bàn hiện nay nhưng Agribank Bình Thuận vẫn giữ ổn định về thị phần và mức độ tăng trưởng ổn định, về cơ bản Agribank Bình Thuận đáp ứng nhu cầu tín dụng kịp thời cho khách hàng trên địa bàn tỉnh nói chung và cho DN nói riêng, đặc biệt là các DN có quy mô lớn.

Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, mặc dù nguồn vốn tăng trưởng đều song tỷ trọng đáp ứng vốn cho vay vẫn chưa đạt, Agribank Bình Thuận vẫn là đơn vị thiếu vốn và phải sử dụng vốn từ Agribank Việt Nam để thực hiện công tác cho vay nhưng lãi suất bình quân cao hơn lãi suất bình quân nguồn vốn huy động rất nhiều đã làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Agribank Bình Thuận hàng năm. Để cải thiện tình hình tài chính của mình, bản thân các chi nhánh loại II trực thuộc và hội sở tỉnh luôn xác định nhiệm vụ tăng trưởng nguồn huy động và tăng trưởng dư nợ từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng nóng, không bền vững ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chung toàn tỉnh, bên cạnh đó luôn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn tại Agribank Bình Thuận

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2013 2014 2015 2016

Tổng nguồn vốn 8.601 9.770 12.008 14.387

Trong đó: Nguồn vốn huy

động 6.163 7.178 8.225 9.280

Nguồn vốn đi vay 2.438 2.593 3.783 5.107

Tổng dư nợ 8.246 9.180 10.978 13.385

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Bình Thuận

Phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của mình mà Agribank Bình Thuận lập kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh hàng quý, hàng năm và được Trụ sở chính phê duyệt. Giai đoạn 2013 – 2016, nguồn vốn huy động tại Agribank Bình Thuận luôn hoàn

thành chỉ tiêu giao khoán. Nguồn vốn huy động sau khi trừ quỹ an toàn chi trả (gồm quỹ dự trự bắt buộc và quỹ dự trữ thanh toán) phần còn lại mới dùng để cho vay, hiện nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ đáp ứng khoản 70% dư nợ cho vay. Theo bảng 2.4 cho thấy, tổng dư nợ cao hơn nguồn vốn huy động nên Agribank Bình Thuận nằm trong nhóm các đơn vị thiếu vốn và sử dụng vốn từ Trụ sở chính (nguồn vốn đi vay). Với đặc thù hoạt động kinh doanh của Agribank thì Trụ sở chính có khả năng điều hòa vốn toàn hệ thống từ nơi thừa vốn đến nên thiếu vốn, do vậy nguồn vốn để các chi nhánh trong hệ thống cho vay nền kinh tế tương đối ổn định. Là đơn vị thiếu vốn nhưng Agribank Bình Thuận vẫn tăng trưởng dư nợ đều qua các năm và cam kết cung cấp đủ vốn cho các dự án, phương án kinh doanh khả thi và hiệu quả.

2.2.3.2. Hoạt động tín dụng:

Bảng 2.5. Dư nợ cho vay tại Agribank Bình Thuận

ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 Tổng dư nợ 8,240 9,168 10,840 13,372 Tốc độ tăng trưởng (%) 14.0% 11.3% 18.2% 23.4% Đạt kế hoạch giao 99.4% 97.0% 107.4% 103.0% Tỷ lệ nợ xấu 0.73% 0.70% 0.54% 0.48% Thị phần 44.6% 41.0% 41.5% 41.9% Năm Chỉ tiêu

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Bình Thuận

Trong những năm qua Agribank Bình Thuận luôn chủ động tìm kiếm khách hàng đặc biệt là những khách hàng đủ điều kiện vay vốn ở tất cả các ngành, lĩnh vực, chú trọng mở rộng đầu tư tín dụng ngay những tháng đầu của năm nhằm hoàn thành kế hoạch Trụ sở chính giao, chỉ đạo việc tăng trưởng tín dụng gắn với đảm bảo chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực NNNT, xuất khẩu, tiêu dùng, DNNVV. Giai đoạn 2013 - 2016, hoạt động tín dụng tại Agribank Bình Thuận tăng trưởng tốt, bình quân tăng 16.5%/năm. Qua bảng 2.5 cho thấy, năm 2016, dư nợ cho vay nền kinh tế (cả ngoại tệ quy đổi VNĐ) đạt 13,372 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 5,132 tỷ đồng; quy mô dư nợ tăng gần 2.7 lần so với năm 2013.

Ngoại trừ năm 2014, tăng trưởng thấp, các năm còn lại Agribank Bình Thuận tăng trưởng khá cao và hoàn thành kế hoạch TSC giao, năm 2016 tốc độ tăng trưởng 23.4% so với năm trước.

Cũng giống như công tác huy động vốn, công tác cho vay tại Agribank Bình Thuận cũng gặp nhiều khó khăn do thị phần bị chia nhỏ bởi các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên thị phần cho vay của chi nhánh vẫn được duy trì ổn định qua các năm. Đến năm 2016, Agribank Bình Thuận chiếm 41.9% thị phần về dư nợ, tăng 0.4% thị phần so với năm 2015, mặc dù chiếm thị phần ít hơn năm 2013 nhưng Agribank Bình Thuận vẫn khẳng định vai trò và vị thế của một ngân hàng thương mại hàng đầu tại Bình Thuận trong đầu tư cho vay.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Qua biểu đồ 2.4 ta thấy, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại Agribank tỉnh Bình Thuận chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, giai đoạn 2013-2016 dư nợ ngắn hạn chiếm trung bình hơn 69% trong tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ, tuy nhiên có xu hướng tăng dần. (Chi tiết phụ lục 05).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)