6. Những đóng góp mới của luận văn
2.2.3.4. Tình hình tài chính
Tình hình kinh doanh của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2013 – 2016 vẫn còn nhiều khó khăn, năm 2016 có 30% số chi nhánh loại II không đạt hệ số tiền lương theo quy định, thậm chí âm quỹ thu nhập. Bên cạnh nguyên nhân do chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra thấp thì còn rất nhiều nguyên nhân như: việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ rủi ro, nợ bán VAMC gặp khó khăn do việc xử lý tài sản thế chấp
thu hồi nợ còn chậm, tài sản không bán được (sau khi bán nợ các khoản nợ thu hồi được thì chi nhánh đã tập trung thu hồi từ năm 2014, 2015); chất lượng tín dụng không đảm bảo, dư nợ chuyển sang nhóm nợ cao hơn đã làm tăng chi phí trích lập dư phòng cụ thể theo quy định; việc thu hồi nợ bán cho VAMC thấp cũng làm tăng chi phí trích lập dự phòng khoản nợ này...
Hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng tại Agribank Bình Thuận là chủ yếu, chiếm từ 93% - 94% trong tổng thu nhập toàn chi nhánh. (Chi tiết xem phụ lục 08). Vì vậy, để xây dựng hoạt động kinh doanh ngân hàng bền vững và hiệu quả hơn thì Agribank Bình Thuận cần tập trung nhiều hơn vào công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, gia tăng tỷ trọng trong tổng nguồn thu; tăng trưởng công tác huy động vốn, giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn cấp trên; tận thu toàn bộ các khoản nợ ngoại bảng, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng; tập trung tăng trưởng dư nợ an toàn, bền vững.
2.3. Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013 – 2016.
2.3.1. Tình hình tín dụng doanh nghiệp.
2.3.1.1. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn:
Bảng 2.6. Khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận.
Khoản mục Năm
2013 2014 2015 2016
Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Bình
Thuận 2,589 2,946 3,381 3,860
Tốc độ tăng trưởng 13.5% 13.8% 14.8% 14.2%
Số doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình
Thuận 335 348 355 350
Tốc độ tăng trưởng 4.5% 3.9% 2% -1.4%
Tỷ trọng số DN vay vốn tại Agribank Bình
Thuận 13.7% 11.8% 10.5% 9.1%
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận và Báo cáo phân tích hoạt động tín dụng của Agribank Bình Thuận
Qua bảng 2.6 cho thấy, tính đến thời điểm 31/12/2016 toàn chi nhánh có 350 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khai thác vật liệu xây dựng; thương mại hàng tiêu dùng; kinh doanh, nuôi trồng, chế biến nông – lâm – thủy sản; thi công các công trình xây dựng; nhà máy sản xuất điện; kinh doanh vận tải; du lịch, vui chơi giải trí…
Từ trước cho đến năm 2013, Agribank Bình Thuận duy trì một lượng khách hàng doanh nghiệp ổn định, đạt 335 khách hàng. Đến năm 2014, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, giá cả đầu vào tăng cao, đầu ra thấp, hàng tồn kho ở mức cao nhiều doanh nghiệp chủ động thu hẹp hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn tự có để giảm áp lực trả lãi. Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận năm 2014 tăng 13 doanh nghiệp, tương đương tốc độ tăng 3.9%.
Đến năm 2015, chi nhánh đã tập trung khai thác, tiếp cận khách hàng, kết hợp với nhiều chương trình cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng số lượng khách hàng vay vốn ở chi nhánh chỉ tăng thêm 7 khách hàng, tương đương tốc độ tăng trưởng 2%. Năm 2015, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, mặc dù nhận được nhiều sự hổ trợ từ phía ngân hàng nhưng các doanh nghiệp không khôi phục được tình hình sản xuất kinh doanh của mình và dẫn đến ngừng hoạt động, phá sản và nợ xấu tiếp tục tăng cao.
Tình hình kinh tế năm 2016 không mấy khả quan cộng với việc địa bàn nhỏ, số lượng doanh nghiệp không nhiều khiến các ngân hàng gia tăng tiếp cận thu hút khách hàng tốt. Trước tình hình đó, chi nhánh đã áp dụng nhiều chương trình ưu đãi giảm lãi suất cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp còn 7%/năm, thực hiện theo chương trình cho vay các đối tượng ưu tiên theo thông tư 39/2016/TT-NHNN hỗ trợ các doanh nghiệp nằm trong các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó chi nhánh còn tiến hành hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc định giá tài sản, làm các thủ tục hành chính; cán bộ tín
dụng tư vấn, hướng dẫn cho từng từng doanh nghiệp lập phương án, dự án kinh doanh và giúp doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ đảm bảo một cách nhanh nhất theo quy định của Ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng khách hàng doanh nghiệp năm 2016 tại Agribank Bình Thuận không tăng trưởng được và giảm 5 doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2016 còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế trong nước chưa phục hồi hoàn toàn đã đẩy giá cả các yếu tố đầu vào lên cao từ đó làm cho giá cả hàng hóa đầu ra của các doanh nghiệp tăng kéo theo doanh thu hàng hóa của các doanh nghiệp bị giảm sút. Điều này đã dẫn đến hệ lụy đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn hơn, quy mô sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Do đó nhu cầu về vốn ngân hàng cũng theo đó giảm dần và thu hẹp. Một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, sản xuất kinh doanh không hiệu quả và nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng. Mặc dù, lãi suất cho vay bình quân đầu ra doanh nghiệp giảm dần theo đúng chỉ đạo của NHNN, Agribank Việt Nam trong thời gian vừa qua nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, cụ thể: năm 2013 là 10.29%/năm; năm 2014 là 8.83%/năm; năm 2015 là 8.07%/năm và 2016 là 7.76%/năm nhưng số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận vẫn không tăng nhiều.
Tỷ trọng số doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là 13% năm 2013 và giảm còn 9% năm 2016. Qua đó ta thấy, số lượng doanh nghiệp quan hệ tín dụng tại Agribank chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số doanh nghiệp hoạt động và có xu hướng giảm, trong khi đó số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng từ 13.5% – 14.2%. Việc khách hàng doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay của Agribank ngoài yếu tố về tình hình tài chính thì còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về khả năng đáp ứng yêu cầu của ngân hàng đối với doanh nghiệp như: lãi suất cho vay trung dài hạn còn cao; định giá tài sản thấp, nhất là động sản hoặc giá trị quyền sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh và đất nông nghiệp; hạn mức cho vay; các dịch vụ tiện ích đi kèm còn chưa thật sự hiệu quả…; năng lực giải quyết công việc của cán bộ tín dụng cũng như khả năng tìm
kiếm khách hàng tốt còn hạn chế. Đây là những vấn đề cần giải quyết để chi nhánh có thể phát triển tốt số lượng khách hàng doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.
2.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ: doanh nghiệp trong tổng dư nợ:
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận. ĐVT: tỷ đồng Khoản mục Năm 2013 2014 2015 2016 Agribank Bình Thuận Dư nợ 8,240 9,168 10,940 13,372 Tốc độ tăng trưởng 26.0% 11.3% 19.3% 22.2%
Cho vay DN Agribank Bình Thuận
Dư nợ 2,889 2,770 2,665 3,309
Tăng/giảm so năm trước 595 -119 -105 644
Tốc độ tăng trưởng 26.0% -4.1% -3.8% 24.2%
Tỷ trọng Dư nợ DN/Tổng dư nợ 35.1% 30.2% 24.4% 24.0%
Nguồn: Báo cáo phân tích hoạt động tín dụng của Agribank Bình Thuận
Qua số liệu bảng 2.7 và biểu đồ 2.6, ta thấy tình hình dư nợ doanh nghiệp của Agribank Bình Thuận qua các năm như sau:
- Năm 2013, dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận đạt 2,889 tỷ đồng, tăng trưởng so với năm 2012 là 595 tỷ đồng, tốc độ tăng 26%. Trong kỳ, Agribank Bình Thuận đã tăng trưởng dư nợ khá tốt và gần như là hoàn thành kế hoạch trụ sở chính giao (tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 99.4%), tuy nhiên thực hiện theo chỉ đạo của Agribank Việt Nam về tập trung cho vay hộ sản xuất và cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo văn bản số 4359/NHNo-HSX ngày 20/06/2013 và chủ trương của Chính phủ theo Nghị định số 41/NĐ-CP nên dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ, chiếm 35.1%. Mục tiêu chung của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2013 - 2016, dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm từ 35% - 40%/tổng dư nợ.
So với tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp tại tỉnh Bình Thuận năm 2013 là 8% thì dư nợ cho vay doanh nghiệp của Agribank Bình Thuận tăng tưởng cao hơn nhiều và tương đương với tốc độ tăng trưởng dư nợ chung giai đoạn này của chi nhánh. Đây cũng là kết quả của sự phấn đấu của toàn thể cán bộ Agribank Bình Thuận nói chung và của cán bộ tín dụng các chi nhánh loại II và hội sở tỉnh nói riêng đã nổ lực phấn đấu tăng trưởng tín dụng hoàn thành kế hoạch giao.
- Năm 2014, dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận đạt 2,770 tỷ đồng, so với năm 2013 giảm 119 tỷ đồng, tốc độ giảm hơn 4%. Thực tế năm 2014, tại Agribank Bình Thuận đã tăng trưởng dư nợ 1,156 tỷ đồng và trong đó dư nợ doanh nghiệp tăng 168 tỷ đồng, tuy nhiên trong năm thực hiện việc bán nợ xấu doanh nghiệp cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) 228 tỷ đồng nên dư nợ cho vay doanh nghiệp cuối kỳ giảm. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm 30.2% trong tổng dư nợ, đây là kết quả tất yếu do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ, đã phát sinh nợ xấu tăng buộc Ngân hàng phải xử lý rủi ro hoặc bán nợ chủ yếu là các doanh nghiệp có dư nợ lớn hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, vui chơi giải trí. Bên cạnh đó để ổn định tình hình tài chính của Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh đã chủ động ưu tiên dành vốn cho đối tượng hộ gia đình và cá nhân vay vốn theo chỉ đạo của
Agribank Việt Nam công văn số 4359/NHNo-HSX ngày 20/06/2013 và Nghị định số 41/NĐ-CP.
Trong khi đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2014 tăng trưởng rất cao, tăng so với năm 2013 là 2,253 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 29.5% nhưng dư nợ doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận tăng trưởng âm, mặc dù tổng dư nợ tăng 11.3% so với năm trước. Năm 2014, việc tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp để tăng trưởng dư nợ tại Agribank Bình Thuận gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
- Năm 2015, dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận đạt 2,665 tỷ đồng, so với năm trước giảm 105 tỷ đồng, tốc độ giảm gần 4%, so với năm 2013 giảm 224 tỷ đồng. Năm 2015, Agribank Bình Thuận tiếp tục bán nợ cho VAMC 642 tỳ đồng, trong đó dư nợ xấu doanh nghiệp bán nợ là 434 tỷ đồng. Thực tế cho vay doanh nghiệp năm 2015 tăng 329 tỷ đồng nhưng do bán nợ quá lớn nên dư nợ cho vay doanh nghiệp giảm. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong tổng dư nợ giảm từ 30.2% năm 2014 xuống còn 24.4% năm 2015. So với các TCTD trên địa bàn, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp của Agribank Bình Thuận là rất thấp, tỷ trọng chung trên địa bàn là 39.6%.
Năm 2015 được xác định là tiếp tục khó khăn cho doanh nghiệp và cả Agribank Bình Thuận do hệ quả từ những năm trước, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang vay vốn tại ngân hàng vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn, kết quả kinh doanh thua lỗ vẫn xảy ra thường xuyên, mặc dù được ngân hàng cơ cấu lại nợ cho nhiều đối tượng khách hàng nhưng nợ xấu không kiểm soát được và tiếp tục gia tăng. Để đảm bảo tình hình tài chính cho chính mình, Agribank Bình Thuận chủ động thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi, bán nợ cho VAMC, cắt giảm hạn mức tín dụng các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, không có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh để đảm bảo an toàn vốn cho Nhà nước. Bên cạnh đó, năm 2015, Agribank Bình Thuận tiếp tục đầu tư cho vay hộ sản xuất và cá nhân, tỷ trọng dư nợ cho vay loại hình này tăng cao so với năm trước từ 69.8% lên 74.6%.
- Năm 2016, dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận đạt 3,309 tỷ đồng, tăng trưởng so với năm 2015 là 644 tỷ đồng, so với tốc độ tăng trưởng dư
nợ của Agribank Bình Thuận năm 2016 là 22.2% thì tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp đạt khá tốt là 24.2% và tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp toàn tỉnh Bình Thuận (tỷ lệ tăng toàn tỉnh là 13.5%). Năm 2016, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận là 24%, giảm nhẹ so với năm trước, so với mục tiêu chung về tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2016 thì trừ năm 2013 đạt kế hoạch, các năm còn lại đều không đạt kế hoạch đề ra về tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp. (Chi tiết xem phụ lục 09, 10). Giai đoạn này, nợ xấu của chi nhánh tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn do kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản hoặc ngừng hoạt động không còn khả năng thay toán nợ ngân hàng, điều này ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của một số cán bộ tín dụng các chi nhánh loại II chỉ tập trung cho vay cá nhân và không cho vay doanh nghiệp. Thậm chí có chi nhánh loại II đóng trên địa bàn huyện có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp chi nhánh này chiếm tỷ trọng dưới 10% trong tổng dư nợ.
Bên cạnh đó, thực hiện theo các chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Agribank Bình Thuận tích cực triển khai cho vay các chương trình theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, mở rộng đối tượng doanh nghiệp vay vốn; Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; cho vay theo Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, cho vay hỗ trợ nhà ở. Kết quả hàng năm dư nợ cho vay doanh nghiệp của Agribank Bình Thuận đều tăng, nhưng do bán nợ cho VAMC cao nên thực tế tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng trưởng rất thấp thậm chí tăng trưởng âm. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng tại chi nhánh chưa thật sự bền vững, nợ quá hạn, nợ xấu còn cao, đòi hỏi ngân hàng phải thận trọng hơn trong công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp.
Với vị thế là NHTM nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, mạng lưới rộng trải dài từ thành thị đến nông thôn nhưng tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp Agribank Bình Thuận trong tổng dư nợ Agribank Bình Thuận và tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp Agribank Bình Thuận trong tổng dư nợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2013 – 2016 là rất thấp và chưa phù hợp với tiềm năng hiện có. Cụ thể tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp Agribank Bình Thuận trong tổng dư nợ Agribank Bình Thuận trung bình là 28.6 (tỷ trọng dư nợ DN toàn tỉnh/tổng dư nợ toàn tỉnh trung bình là