Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 62 - 65)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.3.1.1. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn

Bảng 2.6. Khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận.

Khoản mục Năm

2013 2014 2015 2016

Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Bình

Thuận 2,589 2,946 3,381 3,860

Tốc độ tăng trưởng 13.5% 13.8% 14.8% 14.2%

Số doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình

Thuận 335 348 355 350

Tốc độ tăng trưởng 4.5% 3.9% 2% -1.4%

Tỷ trọng số DN vay vốn tại Agribank Bình

Thuận 13.7% 11.8% 10.5% 9.1%

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận và Báo cáo phân tích hoạt động tín dụng của Agribank Bình Thuận

Qua bảng 2.6 cho thấy, tính đến thời điểm 31/12/2016 toàn chi nhánh có 350 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khai thác vật liệu xây dựng; thương mại hàng tiêu dùng; kinh doanh, nuôi trồng, chế biến nông – lâm – thủy sản; thi công các công trình xây dựng; nhà máy sản xuất điện; kinh doanh vận tải; du lịch, vui chơi giải trí…

Từ trước cho đến năm 2013, Agribank Bình Thuận duy trì một lượng khách hàng doanh nghiệp ổn định, đạt 335 khách hàng. Đến năm 2014, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, giá cả đầu vào tăng cao, đầu ra thấp, hàng tồn kho ở mức cao nhiều doanh nghiệp chủ động thu hẹp hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn tự có để giảm áp lực trả lãi. Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận năm 2014 tăng 13 doanh nghiệp, tương đương tốc độ tăng 3.9%.

Đến năm 2015, chi nhánh đã tập trung khai thác, tiếp cận khách hàng, kết hợp với nhiều chương trình cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng số lượng khách hàng vay vốn ở chi nhánh chỉ tăng thêm 7 khách hàng, tương đương tốc độ tăng trưởng 2%. Năm 2015, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, mặc dù nhận được nhiều sự hổ trợ từ phía ngân hàng nhưng các doanh nghiệp không khôi phục được tình hình sản xuất kinh doanh của mình và dẫn đến ngừng hoạt động, phá sản và nợ xấu tiếp tục tăng cao.

Tình hình kinh tế năm 2016 không mấy khả quan cộng với việc địa bàn nhỏ, số lượng doanh nghiệp không nhiều khiến các ngân hàng gia tăng tiếp cận thu hút khách hàng tốt. Trước tình hình đó, chi nhánh đã áp dụng nhiều chương trình ưu đãi giảm lãi suất cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp còn 7%/năm, thực hiện theo chương trình cho vay các đối tượng ưu tiên theo thông tư 39/2016/TT-NHNN hỗ trợ các doanh nghiệp nằm trong các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó chi nhánh còn tiến hành hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc định giá tài sản, làm các thủ tục hành chính; cán bộ tín

dụng tư vấn, hướng dẫn cho từng từng doanh nghiệp lập phương án, dự án kinh doanh và giúp doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ đảm bảo một cách nhanh nhất theo quy định của Ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng khách hàng doanh nghiệp năm 2016 tại Agribank Bình Thuận không tăng trưởng được và giảm 5 doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2016 còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế trong nước chưa phục hồi hoàn toàn đã đẩy giá cả các yếu tố đầu vào lên cao từ đó làm cho giá cả hàng hóa đầu ra của các doanh nghiệp tăng kéo theo doanh thu hàng hóa của các doanh nghiệp bị giảm sút. Điều này đã dẫn đến hệ lụy đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn hơn, quy mô sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Do đó nhu cầu về vốn ngân hàng cũng theo đó giảm dần và thu hẹp. Một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, sản xuất kinh doanh không hiệu quả và nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng. Mặc dù, lãi suất cho vay bình quân đầu ra doanh nghiệp giảm dần theo đúng chỉ đạo của NHNN, Agribank Việt Nam trong thời gian vừa qua nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, cụ thể: năm 2013 là 10.29%/năm; năm 2014 là 8.83%/năm; năm 2015 là 8.07%/năm và 2016 là 7.76%/năm nhưng số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận vẫn không tăng nhiều.

Tỷ trọng số doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là 13% năm 2013 và giảm còn 9% năm 2016. Qua đó ta thấy, số lượng doanh nghiệp quan hệ tín dụng tại Agribank chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số doanh nghiệp hoạt động và có xu hướng giảm, trong khi đó số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng từ 13.5% – 14.2%. Việc khách hàng doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay của Agribank ngoài yếu tố về tình hình tài chính thì còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về khả năng đáp ứng yêu cầu của ngân hàng đối với doanh nghiệp như: lãi suất cho vay trung dài hạn còn cao; định giá tài sản thấp, nhất là động sản hoặc giá trị quyền sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh và đất nông nghiệp; hạn mức cho vay; các dịch vụ tiện ích đi kèm còn chưa thật sự hiệu quả…; năng lực giải quyết công việc của cán bộ tín dụng cũng như khả năng tìm

kiếm khách hàng tốt còn hạn chế. Đây là những vấn đề cần giải quyết để chi nhánh có thể phát triển tốt số lượng khách hàng doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)