6. Những đóng góp mới của luận văn
2.2.3.1. Nguồn vốn huy động
Bảng 2.3. Nguồn vốn tại Agribank Bình Thuận
ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 Nguồn vốn huy động 6,163 7,178 8,225 9,280 Tốc độ tăng trưởng (%) 16% 16% 15% 13% Đạt kế hoạch giao 103% 102.2% 104.7% 100.1% Thị phần 37.7% 37.0% 37.2% 36.5% Năm Chỉ tiêu
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Bình Thuận
Theo số liệu bảng 2.3 cho thấy, nguồn vốn huy động tại Agribank Bình Thuận tăng trưởng tốt, bình quân tăng 15%/năm. Thực hiện đến 31/12/2016, nguồn vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi sang VNĐ) đạt 9,280 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 3,117 tỷ đồng; quy mô nguồn vốn tăng gấp 1.5 lần so với năm 2013. Qua các năm Agribank Bình Thuận đều đạt kế hoạch giao của Agribank Việt Nam. Giai đoạn 2013 - 2016, thị phần huy động vốn tại Agribank Bình Thuận bị chia sẻ bởi nhiều TCTD thành lập chi nhánh và mở thêm phòng giao dịch, nên sự cạnh tranh quyết liệt trên mọi lĩnh vực, từ thành thị đến nông thôn không thể tránh khỏi, tuy nhiên thị phần của Agribank Bình Thuận những năm qua vẫn giữ ở mức ổn định trên 36% trong tổng nguồn vốn huy động tại tỉnh Bình Thuận.
Với thương hiệu của Agribank, hệ thống mạng lưới trải rộng đến tất cả các huyện, thị trong tỉnh kết hợp với sự điều hành linh hoạt về lãi suất và sự đa dạng hoá các sản phẩm tiết kiệm đã thu hút nhiều khách hàng tin tưởng đến giao dịch. Xét về tổng thể, nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư có tính ổn định cao. Bên cạnh các chính sách lãi suất, Agribank Bình Thuận tích cực đưa ra các sản phẩm mới như tiết kiệm dự thưởng, tiêt kiệm học đường, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm lũy tiến theo số dư ...để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng nguồn vốn huy động cho
chi nhánh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013 -2016, tình hình kinh tế có nhiều biến động nên có thời điểm lãi suất tiết kiệm cao làm cho chi phí đầu vào tăng cao.
Đối với tiền gửi các tổ chức chủ yếu là nguồn tiền gửi thanh toán, đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nên các năm qua chi nhánh đã tích cực triển khai kịp thời và có hiệu quả các thỏa thuận của Agribank với các tổ chức trong tỉnh, tăng cường mối quan hệ với các tổ chức, đơn vị để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi, triển khai hàng loạt các sản phẩm gia tăng của nhóm tiền gửi thanh toán đáp ứng nhiều tiện ích cho khách hàng để thu hút khách hàng, mặc dù nguồn vốn từ tiền gửi thanh toán của Agribank Bình Thuận có tăng song vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Biểu đồ 2.2 cho thấy, trong tổng nguồn vốn huy động, cơ cấu chủ yếu vẫn là nguồn vốn dưới 12 tháng, chiếm tỷ trọng trung bình trên 75% và có xu hướng giảm, đến năm 2016 tỷ trọng là 67%. (Chi tiết xem phụ lục 03). Mặc dù nguồn vốn huy động tăng trưởng đều qua các năm nhưng cơ cấu nguồn vốn thiếu ổn định, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng có tăng trưởng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn nên khó khăn trong việc cân đối vốn đầu tư cho vay trung dài hạn.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Biểu đồ 2.2 cho thấy, cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng được chuyển dịch theo hướng ổn định, tiền gửi dân cư tăng trưởng qua các năm cả về quy mô và tỷ trọng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động trên 92%/tổng nguồn vốn. Tiền gửi các tổ chức vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn và hầu như tăng trưởng thấp qua các năm. Tiền gửi dân cư tại chi nhánh tăng trưởng cao do toàn chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành của trụ sở chính, của NHNN đồng thời triển khai nhiều chương trình chăm sóc khách hàng, công tác tiếp cận, tiếp thị ngày càng được quan tâm đúng mức.
Xác định tăng trưởng nguồn vốn là mục tiêu hàng đầu để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, là cơ sở và là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư tín dụng tại địa phương, từng bước giảm thấp sử dụng vốn của Trụ sở chính, nên các năm qua Agribank Bình Thuận đã thực thi triển khai các giải pháp và chỉ đạo quyết tâm cao về công tác huy động vốn đến từng chi nhánh loại II trực thuộc nên nguồn vốn tự lực tại địa phương tăng trưởng đều qua các năm. Với các chương trình chăm sóc khách hàng, các phương thức tiếp cận, tiếp thị khách hàng tổ chức và cá nhân thường xuyên đổi mới và đa dạng qua các năm đã mang lại lượng khách hàng tiền
gửi ổn định và lâu dài cho Agribank Bình Thuận, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm. Trong điều kiện cạnh tranh gây gắt với các NHTM cổ phần trên địa bàn hiện nay nhưng Agribank Bình Thuận vẫn giữ ổn định về thị phần và mức độ tăng trưởng ổn định, về cơ bản Agribank Bình Thuận đáp ứng nhu cầu tín dụng kịp thời cho khách hàng trên địa bàn tỉnh nói chung và cho DN nói riêng, đặc biệt là các DN có quy mô lớn.
Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, mặc dù nguồn vốn tăng trưởng đều song tỷ trọng đáp ứng vốn cho vay vẫn chưa đạt, Agribank Bình Thuận vẫn là đơn vị thiếu vốn và phải sử dụng vốn từ Agribank Việt Nam để thực hiện công tác cho vay nhưng lãi suất bình quân cao hơn lãi suất bình quân nguồn vốn huy động rất nhiều đã làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Agribank Bình Thuận hàng năm. Để cải thiện tình hình tài chính của mình, bản thân các chi nhánh loại II trực thuộc và hội sở tỉnh luôn xác định nhiệm vụ tăng trưởng nguồn huy động và tăng trưởng dư nợ từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng nóng, không bền vững ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chung toàn tỉnh, bên cạnh đó luôn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn tại Agribank Bình Thuận
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2013 2014 2015 2016
Tổng nguồn vốn 8.601 9.770 12.008 14.387
Trong đó: Nguồn vốn huy
động 6.163 7.178 8.225 9.280
Nguồn vốn đi vay 2.438 2.593 3.783 5.107
Tổng dư nợ 8.246 9.180 10.978 13.385
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Bình Thuận
Phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của mình mà Agribank Bình Thuận lập kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh hàng quý, hàng năm và được Trụ sở chính phê duyệt. Giai đoạn 2013 – 2016, nguồn vốn huy động tại Agribank Bình Thuận luôn hoàn
thành chỉ tiêu giao khoán. Nguồn vốn huy động sau khi trừ quỹ an toàn chi trả (gồm quỹ dự trự bắt buộc và quỹ dự trữ thanh toán) phần còn lại mới dùng để cho vay, hiện nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ đáp ứng khoản 70% dư nợ cho vay. Theo bảng 2.4 cho thấy, tổng dư nợ cao hơn nguồn vốn huy động nên Agribank Bình Thuận nằm trong nhóm các đơn vị thiếu vốn và sử dụng vốn từ Trụ sở chính (nguồn vốn đi vay). Với đặc thù hoạt động kinh doanh của Agribank thì Trụ sở chính có khả năng điều hòa vốn toàn hệ thống từ nơi thừa vốn đến nên thiếu vốn, do vậy nguồn vốn để các chi nhánh trong hệ thống cho vay nền kinh tế tương đối ổn định. Là đơn vị thiếu vốn nhưng Agribank Bình Thuận vẫn tăng trưởng dư nợ đều qua các năm và cam kết cung cấp đủ vốn cho các dự án, phương án kinh doanh khả thi và hiệu quả.