Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 58 - 61)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.2.3.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.5. Dư nợ cho vay tại Agribank Bình Thuận

ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 Tổng dư nợ 8,240 9,168 10,840 13,372 Tốc độ tăng trưởng (%) 14.0% 11.3% 18.2% 23.4% Đạt kế hoạch giao 99.4% 97.0% 107.4% 103.0% Tỷ lệ nợ xấu 0.73% 0.70% 0.54% 0.48% Thị phần 44.6% 41.0% 41.5% 41.9% Năm Chỉ tiêu

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Bình Thuận

Trong những năm qua Agribank Bình Thuận luôn chủ động tìm kiếm khách hàng đặc biệt là những khách hàng đủ điều kiện vay vốn ở tất cả các ngành, lĩnh vực, chú trọng mở rộng đầu tư tín dụng ngay những tháng đầu của năm nhằm hoàn thành kế hoạch Trụ sở chính giao, chỉ đạo việc tăng trưởng tín dụng gắn với đảm bảo chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực NNNT, xuất khẩu, tiêu dùng, DNNVV. Giai đoạn 2013 - 2016, hoạt động tín dụng tại Agribank Bình Thuận tăng trưởng tốt, bình quân tăng 16.5%/năm. Qua bảng 2.5 cho thấy, năm 2016, dư nợ cho vay nền kinh tế (cả ngoại tệ quy đổi VNĐ) đạt 13,372 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 5,132 tỷ đồng; quy mô dư nợ tăng gần 2.7 lần so với năm 2013.

Ngoại trừ năm 2014, tăng trưởng thấp, các năm còn lại Agribank Bình Thuận tăng trưởng khá cao và hoàn thành kế hoạch TSC giao, năm 2016 tốc độ tăng trưởng 23.4% so với năm trước.

Cũng giống như công tác huy động vốn, công tác cho vay tại Agribank Bình Thuận cũng gặp nhiều khó khăn do thị phần bị chia nhỏ bởi các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên thị phần cho vay của chi nhánh vẫn được duy trì ổn định qua các năm. Đến năm 2016, Agribank Bình Thuận chiếm 41.9% thị phần về dư nợ, tăng 0.4% thị phần so với năm 2015, mặc dù chiếm thị phần ít hơn năm 2013 nhưng Agribank Bình Thuận vẫn khẳng định vai trò và vị thế của một ngân hàng thương mại hàng đầu tại Bình Thuận trong đầu tư cho vay.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Qua biểu đồ 2.4 ta thấy, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại Agribank tỉnh Bình Thuận chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, giai đoạn 2013-2016 dư nợ ngắn hạn chiếm trung bình hơn 69% trong tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ, tuy nhiên có xu hướng tăng dần. (Chi tiết phụ lục 05).

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

Qua biểu đồ 2.5 ta thấy, cơ cấu theo đối tượng khách hàng thì dư nợ tại Agribank Bình Thuận tập trung vào nhóm khách hàng hộ gia đình và cá nhân, chiếm tỷ trọng từ 65% - 75% trong tổng dự nợ. (Chi tiết phụ lục 05).

Nếu so sánh tỷ lệ nợ xấu của Agribank Bình Thuận với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng Bình Thuận năm 2016 là 0.93% thì Agribank Bình Thuận vẫn đảm bảo và không đáng lo ngại. Tuy nhiên tỷ lệ nợ khó đòi khá cao đòi hỏi Agribank Bình Thuận phải có những chỉ đạo tích cực, cụ thể hơn nữa cho từng chi nhánh loại II trực thuộc và hội sở tỉnh để phấn đấu thu hồi những khoản nợ này nhằm đảm bảo tình hình tài chính cho Ngân hàng.

Trong những năm qua, công tác tín dụng được quan tâm đặc biệt, mà trọng tâm vừa tăng trưởng dư nợ, vừa phải đảm bảo nợ xấu theo chỉ đạo của Agribank Việt Nam. Công tác điều hành tín dụng luôn linh hoạt và được cụ thể hóa bằng các giải pháp thiết thực, sát với yêu cầu thực tế. Công tác tăng trưởng dư nợ luôn đúng hướng, đúng trọng tâm với nguyên tắc: “Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng; tập trung vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cho vay xuất khẩu, DNNVV giảm dần dư nợ cho vay phi sản xuất”. Công tác quản lý nợ xấu, nợ có vấn đề được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi quyết tâm và sự chỉ đạo sát sao trong toàn chi nhánh với nỗ lực khống chế nợ xấu

dưới mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)