Đánh giá kết quả tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 73)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.3.2. Đánh giá kết quả tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

2.3.2.1. Đánh giá công tác cho vay doanh nghiệp:

- Trong các năm qua, công tác tín dụng được quan tâm đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp, mà trọng tâm vừa tăng trưởng dư nợ vừa phải đảm bảo nợ xấu theo chỉ đạo của Agribank. Công tác điều hành tín dụng luôn linh hoạt và được cụ thể hóa bằng các giải pháp thiết thực, sát với yêu cầu thực tế. Công tác tăng trưởng dư nợ luôn đúng hướng, đúng trọng tâm với nguyên tắc “Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng”.

- Công tác quản lý nợ xấu, nợ có vấn đề được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi quyết tâm và chỉ đạo sát sao trong toàn chi nhánh với nỗ lực khống chế nợ xấu dưới 0.7%. Các phương thức, cách thức xử lý nợ quyết liệt gắn với trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ tín dụng nên kết quả đạt được như kế hoạch đã đề ra.

- Việc giao chỉ tiêu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về tín dụng như: Chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, thu hồi nợ xử lý rủi ro, thu hồi nợ xấu, thu lãi, phát triển SPDV được các chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Hàng tháng, thông qua các cuộc họp giao ban, Agribank Bình Thuận đã thực hiện khoán việc và giám sát chặt chẽ kết quả nên công tác tín dụng ngày càng đi vào bài bản, thực tế. Chất lượng tín dụng ngày càng đảm bảo.

- Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận ngày càng được chọn lọc kỹ càng, tìm kiếm những dự án, phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả. Dư nợ cho vay doanh nghiệp qua các năm đều có tăng trưởng số dư mới.

- Phần lớn các doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn này rất tích cực trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Đa số CBTD phụ trách cho vay doanh nghiệp tại các chi nhánh loại II và hội sở tỉnh tích cực học tập chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng thẩm định doanh

nghiệp, hạn chế được nhiều rủi ro trong cho vay. Tích cực đôn đốc, xử lý khách hàng nợ quá hạn, nợ xấu, phối hợp với khách hàng tháo gỡ một số khó khăn trong kinh doanh.

2.3.2.2. Các hạn chế về công tác cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận: Thuận:

- Tính ổn định trong tăng trưởng dư nợ chưa cao. Chiến lược về khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, khách hàng đầu tư vùng kinh tế như thanh long, cao su... có lúc, có nơi còn bị động. Việc tiếp cận khách hàng lớn còn nhiều hạn chế, thiếu tính năng động trong giao tiếp, còn e ngại rủi ro khi xem xét cho vay. - Trong giai đoạn này vẫn còn xảy ra một số sai sót trong hoạt động tín dụng dẫn đến phải xử lý cán bộ. Công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sai phạm còn nhiều mặt hạn chế. Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật ở một số ít cán bộ chưa nghiêm, có nơi còn tình trạng đáo hạn trong thời gian dài nhưng không có biện pháp ngăn chặn, gây mất uy tín của Agribank Bình Thuận.

- Công tác xử lý nợ còn chưa tập trung, chưa đo lường và phân tích đầy đủ tính chất các khoản nợ, dẫn đến bị động trong công tác xử lý khi nợ xấu phát sinh. Tình hình nợ xấu cho vay doanh nghiệp ở một số chi nhánh loại II tăng cao. Lãi chưa thu tồn đọng lớn nhưng vẫn chưa có giải pháp thu hồi hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu toàn tỉnh thấp nhưng thực tế chất lượng tín dụng không tốt. Hiệu quả hoạt động của các tổ thu hồi nợ có vấn đề tại các chi nhánh loại II còn nhiều hạn chế, hiệu quả thu hồi còn thấp.

- Công tác chấn chỉnh sau kiểm tra, thanh tra hiệu quả chưa cao. Các sai sót đều lặp lại mỗi khi được kiểm tra.

- Việc mở rộng địa bàn, lôi kéo khách hàng từ các TCTD khác ngày càng tăng nhưng việc xử lý vấn đề cạnh tranh còn nhiều bất cập. Ngoài các vấn đề mang tính toàn hệ thống như lãi suất, mua bán ngoại tệ, quy chế cấp tín dụng... thì khả năng nắm bắt tình hình, chăm sóc phục vụ, đáp ứng các nhu cầu hợp lý của khách hàng doanh nghiệp của một số nơi còn chậm, khách hàng còn phàn nàn, có khách hàng đã chấm dứt quan hệ tín dụng tại các chi nhánh loại II của Agribank Bình Thuận.

chưa đạt kế hoạch đề ra.

- Nợ xấu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của Agribank Bình Thuận.

- Nợ bán cho VAMC của doanh nghiệp cao, công tác thu hồi gặp nhiều khó khăn do tài sản thế chấp phần lớn là tài sản hình thành từ vốn vay. Khi rủi ro xảy ra, khả năng thu hồi là cực kỳ khó khăn, tài sản khó bán hoặc mất vốn do vay không có tài sản đảm bảo.

- Phong cách giao dịch của giao dịch viên vẫn còn chưa thật sự chuyên nghiệp, vẫn còn khách hàng chưa thật sự thoải mái, hài lòng khi giao dịch tại các chi nhánh loại II của Agribank Bình Thuận, đặc biệt tại các địa bàn chưa có cạnh tranh cao.

2.3.2.3. Nguyên nhân hạn chế:

Nguyên nhân khách quan

- Giai đoạn 2013 - 2016, nền kinh tế tiếp tục khó khăn, chưa phục hồi hoàn toàn đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, thậm chí thua lỗ dẫn đến khó khăn trong việc hoàn trả gốc, lãi vay cho ngân hàng.

- Sự cạnh tranh từ các TCTD khác ngày càng quyết liệt, không chỉ trong công tác huy động vốn mà còn trong lĩnh vực cho vay. Nhiều TCTD đã mở chi nhánh, phòng giao dịch đến các huyện, thị xã nhắm đến thị phần nông nghiệp, nông thôn.

- Giá cả các cây chủ lực như thanh long, cao su có thời điểm giảm thấp. Đặc biệt là giá mủ cao su trong 2-3 năm gần đây giảm đáng kể cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư tín dụng và thu hồi nợ vay.

- Việc thu hồi công nợ từ các công trình xây dựng nhận vốn từ Ngân sách nhà nước tỉnh còn chậm ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi và xử lý nợ của ngân hàng.

- Các Ngân hàng TMCP định giá tài sản thế chấp đất nông nghiệp và đất cơ sở sản xuất kinh doanh theo khung giá thị trường đã lôi kéo một số khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận có nhu cầu tăng hạn mức vay.

- Đa số doanh nghiệp không có chiến lược phát triển lâu dài, không có khả năng lập phương án, dự án kinh doanh, tính khả thi các phương án dự án và vốn tự

có tham gia thấp nên khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

- Báo cáo tài chính chưa thật sự minh bạch, chính xác, mỗi doanh nghiệp đều có từ 2 hệ thống báo cáo thuế trở lên nên gây khó khăn trong công tác quản lý doanh thu, chi phí. Đa số doanh nghiệp không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ hợp đồng với công ty tư vấn tài chính hoặc thuê cán bộ báo cáo thuế theo mùa vụ nên số liệu báo cáo tài chính chưa thật sự tin cậy.

- Một số doanh nghiệp trên địa bàn có trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm thấp, trình độ quản lý của ban lãnh đạo và trình độ tay nghề nhân công chưa cao làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chính sách thuế chưa khuyến khích doanh nghiệp tự giác trong công tác hạch toán kế toán, doanh nghiệp luôn có tâm lý né tránh, không trung thực khi khai báo thuế.

- Khung giá đất đặc biệt là giá đất nông nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do UBND tỉnh ban hành còn chưa hợp lý, chưa sát với thực tế, thấp hơn giá thị trường rất nhiều lần vừa gây khó khăn cho công tác thẩm định tài sản của ngân hàng vừa gây khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa mặt bằng cho DN sản xuất cũng như xác định giá trị tài sản khi ngân hàng thanh lý.

- Thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia hạn thời gian sử dụng, đặc biệt là chứng nhận tài sản gắn liền trên đất là cây dài ngày, đồng muối còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Sự phối hợp với các cơ quan ban ngành, đặc biệt là đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, xử lý nợ xấu chưa cao. Một số trường hợp chuyển qua tòa án, cơ quan thi hành án chậm được triển khai, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ xấu cho ngân hàng.

- Khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng chỉ được phép bán nợ hạch toán nội bảng làm hạn chế đối tượng các khoản nợ xấu được mua bán theo giá thị trường; đồng thời khi bán nợ xấu, ngân hàng chỉ được bán giá thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ, buộc ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro cho khoản nợ đó.

- Công tác quản trị rủi ro tại các chi nhánh loại II, Hội sở tỉnh còn nhiều vấn đề cần quan tâm, chưa tính đến chất lượng tín dụng lâu dài. Năng lực của một số cán bộ có liên quan đến hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp và kỹ năng dự báo tình hình thị trường gắn với việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro còn bộc lộ nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc theo dõi quản lý khoản vay, có lúc, có nơi, có chi chi nhánh chưa chặt chẽ, kiểm soát dòng tiền không chắc dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, lâu dài dẫn đến phát sinh nợ xấu.

- Cán bộ tín dụng ngày càng quá tải, đặc biệt là đối với cán bộ địa bàn nông thôn. Trong khi đó, lao động đang ngày càng sụt giảm, chưa bổ sung đủ lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ. Một số chi nhánh không đủ người để giải quyết công việc dẫn đến tồn đọng, khách hàng đã chuyển sang vay tại các ngân hàng khác.

- Việc xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, số tiền cho vay doanh nghiệp đôi khi thiếu khách quan, chưa tuân thủ vòng luân chuyển hàng hóa. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chưa sát với phương án khắc phục, dẫn đến đã cơ cấu rồi nhưng vẫn phát sinh nợ xấu.

- Công tác kiểm tra sau cho vay doanh nghiệp của một số CBTD còn mang tính đối phó, nên chỉ khi khách hàng không trả được nợ hoặc khi khách hàng đã bị chuyển sang nợ xấu CBTD mới nắm bắt.

- Một số chi nhánh loại II chưa quan tâm nhiều đến chất lượng tín dụng. Khi xảy ra nợ xấu thì thiếu quyết liệt trong công tác xử lý nợ dẫn đến nợ xấu, nợ nhóm 2 cao, lãi tồn đọng lớn; nợ XLRR, nợ bán cho VAMC ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Tổ chỉ đạo xử lý nợ xấu, nợ XLRR chưa thật sự hoạt động hiệu quả.

- Thủ tục, hồ sơ cho vay doanh nghiệp tại Agribank còn rườm rà, phức tạp; cộng thêm việc bán bảo hiểm của ABIC cho các tài sản thế chấp là động sản gây tâm lý e ngại cho doanh nghiệp khi đặt quan hệ tín dụng tại Agribank Bình Thuận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Giai đoạn 2013 – 2016 là giai đoạn khó khăn do nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả. Tại tỉnh Bình Thuận số lượng doanh nghiệp hoạt động tăng trưởng qua các năm nhưng số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank chiếm tỷ trọng nhỏ và không ổn định do tình hình kinh doanh một số doanh nghiệp thua lỗ, không thanh toán được nợ vay cho ngân hàng để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu.

Về phía Agribank Bình Thuận, đây là giai đoạn khó khăn do nợ xấu tăng cao buộc ngân hàng phải bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên Agribank Bình Thuận vẫn đạt được một số kết quả khả quan nhất định.

Chương này, tác giả đã tổng kết tình hình kinh doanh của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2013 – 2016, phân tích những chỉ tiêu liên qua đến hoạt động tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác cho vay doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác cho vay doanh nghiệp mà Agribank Bình Thuận phải phấn đấu trong giai đoạn tiếp theo vừa tăng trưởng dư nợ, vừa kiểm soát nợ xấu một cách hiệu quả.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2017-2020.

3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 – 2020.

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, chủ động hội nhập, phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng.

Xây dựng và phát triển Bình Thuận căn bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung xây dựng 3 trung tâm mang tầm quốc gia: trung tâm năng lượng; trung tâm du lịch – thể thao biển; trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan có đủ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thiết yếu, đồng bộ, liên thông với cả nước, quan hệ sản xuất tiến bộ đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư vốn với qui mô khá lớn như: dự án sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo tập trung chủ yếu tại huyện Tuy Phong và Hàm Tân; thành phố Phan Thiết với các dự án du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia; mỏ quặng titan chủ yếu tập trung tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tuy Phong. Trên cơ sở đó tỉnh Bình Thuận đã đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hàng loạt các doanh nghiệp mới được thành lập; Các sở ban ngành cũng tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách và môi trường cạnh tranh để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển; tạo điều kiện để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế và ngân sách của tỉnh.

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

CHỈ TIÊU Giai đoạn 2017 - 2020

Về kinh tế

1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh

(GRDP) 7- 7.5%/năm

Trong đó, GRDP nhóm ngành

Dịch vụ tăng 8.2 – 8.7%/năm Nông - lâm - thủy sản tăng 3.5 – 4.0%/năm

2. GRDP bình quân đầu người 3.100 – 3.200 USD/năm

3. Cơ cấu GRDP 100%

Trong đó: Dịch vụ 46.6 – 47.0%

Công nghiệp - xây dựng 31.4 – 31.8%

Nông - lâm - thủy sản 21.4 – 21.8%

Kim ngạch xuất khẩu 600 triệu USD/năm

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 380 triệu USD/năm

Về xã hội

1. Giải quyết việc làm mới 24,000 lao động/năm

2. Tỷ lệ hộ nghèo 1 – 1.2%/năm

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

Ngoài những chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 đã nêu tại bảng 3.1, tỉnh Bình Thuận còn đặt ra một số chỉ tiêu như: chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 4,500 doanh nghiệp hoạt động; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP đến năm 2020 đạt khoảng 70%; bình quân năng suất lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)