6. Những đóng góp mới của luận văn
2.3.2.3. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân khách quan
- Giai đoạn 2013 - 2016, nền kinh tế tiếp tục khó khăn, chưa phục hồi hoàn toàn đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, thậm chí thua lỗ dẫn đến khó khăn trong việc hoàn trả gốc, lãi vay cho ngân hàng.
- Sự cạnh tranh từ các TCTD khác ngày càng quyết liệt, không chỉ trong công tác huy động vốn mà còn trong lĩnh vực cho vay. Nhiều TCTD đã mở chi nhánh, phòng giao dịch đến các huyện, thị xã nhắm đến thị phần nông nghiệp, nông thôn.
- Giá cả các cây chủ lực như thanh long, cao su có thời điểm giảm thấp. Đặc biệt là giá mủ cao su trong 2-3 năm gần đây giảm đáng kể cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư tín dụng và thu hồi nợ vay.
- Việc thu hồi công nợ từ các công trình xây dựng nhận vốn từ Ngân sách nhà nước tỉnh còn chậm ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi và xử lý nợ của ngân hàng.
- Các Ngân hàng TMCP định giá tài sản thế chấp đất nông nghiệp và đất cơ sở sản xuất kinh doanh theo khung giá thị trường đã lôi kéo một số khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận có nhu cầu tăng hạn mức vay.
- Đa số doanh nghiệp không có chiến lược phát triển lâu dài, không có khả năng lập phương án, dự án kinh doanh, tính khả thi các phương án dự án và vốn tự
có tham gia thấp nên khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.
- Báo cáo tài chính chưa thật sự minh bạch, chính xác, mỗi doanh nghiệp đều có từ 2 hệ thống báo cáo thuế trở lên nên gây khó khăn trong công tác quản lý doanh thu, chi phí. Đa số doanh nghiệp không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ hợp đồng với công ty tư vấn tài chính hoặc thuê cán bộ báo cáo thuế theo mùa vụ nên số liệu báo cáo tài chính chưa thật sự tin cậy.
- Một số doanh nghiệp trên địa bàn có trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm thấp, trình độ quản lý của ban lãnh đạo và trình độ tay nghề nhân công chưa cao làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính sách thuế chưa khuyến khích doanh nghiệp tự giác trong công tác hạch toán kế toán, doanh nghiệp luôn có tâm lý né tránh, không trung thực khi khai báo thuế.
- Khung giá đất đặc biệt là giá đất nông nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do UBND tỉnh ban hành còn chưa hợp lý, chưa sát với thực tế, thấp hơn giá thị trường rất nhiều lần vừa gây khó khăn cho công tác thẩm định tài sản của ngân hàng vừa gây khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa mặt bằng cho DN sản xuất cũng như xác định giá trị tài sản khi ngân hàng thanh lý.
- Thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia hạn thời gian sử dụng, đặc biệt là chứng nhận tài sản gắn liền trên đất là cây dài ngày, đồng muối còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Sự phối hợp với các cơ quan ban ngành, đặc biệt là đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, xử lý nợ xấu chưa cao. Một số trường hợp chuyển qua tòa án, cơ quan thi hành án chậm được triển khai, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ xấu cho ngân hàng.
- Khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng chỉ được phép bán nợ hạch toán nội bảng làm hạn chế đối tượng các khoản nợ xấu được mua bán theo giá thị trường; đồng thời khi bán nợ xấu, ngân hàng chỉ được bán giá thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ, buộc ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro cho khoản nợ đó.
- Công tác quản trị rủi ro tại các chi nhánh loại II, Hội sở tỉnh còn nhiều vấn đề cần quan tâm, chưa tính đến chất lượng tín dụng lâu dài. Năng lực của một số cán bộ có liên quan đến hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp và kỹ năng dự báo tình hình thị trường gắn với việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro còn bộc lộ nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc theo dõi quản lý khoản vay, có lúc, có nơi, có chi chi nhánh chưa chặt chẽ, kiểm soát dòng tiền không chắc dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, lâu dài dẫn đến phát sinh nợ xấu.
- Cán bộ tín dụng ngày càng quá tải, đặc biệt là đối với cán bộ địa bàn nông thôn. Trong khi đó, lao động đang ngày càng sụt giảm, chưa bổ sung đủ lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ. Một số chi nhánh không đủ người để giải quyết công việc dẫn đến tồn đọng, khách hàng đã chuyển sang vay tại các ngân hàng khác.
- Việc xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, số tiền cho vay doanh nghiệp đôi khi thiếu khách quan, chưa tuân thủ vòng luân chuyển hàng hóa. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chưa sát với phương án khắc phục, dẫn đến đã cơ cấu rồi nhưng vẫn phát sinh nợ xấu.
- Công tác kiểm tra sau cho vay doanh nghiệp của một số CBTD còn mang tính đối phó, nên chỉ khi khách hàng không trả được nợ hoặc khi khách hàng đã bị chuyển sang nợ xấu CBTD mới nắm bắt.
- Một số chi nhánh loại II chưa quan tâm nhiều đến chất lượng tín dụng. Khi xảy ra nợ xấu thì thiếu quyết liệt trong công tác xử lý nợ dẫn đến nợ xấu, nợ nhóm 2 cao, lãi tồn đọng lớn; nợ XLRR, nợ bán cho VAMC ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Tổ chỉ đạo xử lý nợ xấu, nợ XLRR chưa thật sự hoạt động hiệu quả.
- Thủ tục, hồ sơ cho vay doanh nghiệp tại Agribank còn rườm rà, phức tạp; cộng thêm việc bán bảo hiểm của ABIC cho các tài sản thế chấp là động sản gây tâm lý e ngại cho doanh nghiệp khi đặt quan hệ tín dụng tại Agribank Bình Thuận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Giai đoạn 2013 – 2016 là giai đoạn khó khăn do nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả. Tại tỉnh Bình Thuận số lượng doanh nghiệp hoạt động tăng trưởng qua các năm nhưng số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank chiếm tỷ trọng nhỏ và không ổn định do tình hình kinh doanh một số doanh nghiệp thua lỗ, không thanh toán được nợ vay cho ngân hàng để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu.
Về phía Agribank Bình Thuận, đây là giai đoạn khó khăn do nợ xấu tăng cao buộc ngân hàng phải bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên Agribank Bình Thuận vẫn đạt được một số kết quả khả quan nhất định.
Chương này, tác giả đã tổng kết tình hình kinh doanh của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2013 – 2016, phân tích những chỉ tiêu liên qua đến hoạt động tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác cho vay doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác cho vay doanh nghiệp mà Agribank Bình Thuận phải phấn đấu trong giai đoạn tiếp theo vừa tăng trưởng dư nợ, vừa kiểm soát nợ xấu một cách hiệu quả.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2017-2020.
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 – 2020.
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, chủ động hội nhập, phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng.
Xây dựng và phát triển Bình Thuận căn bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung xây dựng 3 trung tâm mang tầm quốc gia: trung tâm năng lượng; trung tâm du lịch – thể thao biển; trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan có đủ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thiết yếu, đồng bộ, liên thông với cả nước, quan hệ sản xuất tiến bộ đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư vốn với qui mô khá lớn như: dự án sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo tập trung chủ yếu tại huyện Tuy Phong và Hàm Tân; thành phố Phan Thiết với các dự án du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia; mỏ quặng titan chủ yếu tập trung tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tuy Phong. Trên cơ sở đó tỉnh Bình Thuận đã đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hàng loạt các doanh nghiệp mới được thành lập; Các sở ban ngành cũng tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách và môi trường cạnh tranh để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển; tạo điều kiện để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế và ngân sách của tỉnh.
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
CHỈ TIÊU Giai đoạn 2017 - 2020
Về kinh tế
1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh
(GRDP) 7- 7.5%/năm
Trong đó, GRDP nhóm ngành
Dịch vụ tăng 8.2 – 8.7%/năm Nông - lâm - thủy sản tăng 3.5 – 4.0%/năm
2. GRDP bình quân đầu người 3.100 – 3.200 USD/năm
3. Cơ cấu GRDP 100%
Trong đó: Dịch vụ 46.6 – 47.0%
Công nghiệp - xây dựng 31.4 – 31.8%
Nông - lâm - thủy sản 21.4 – 21.8%
Kim ngạch xuất khẩu 600 triệu USD/năm
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 380 triệu USD/năm
Về xã hội
1. Giải quyết việc làm mới 24,000 lao động/năm
2. Tỷ lệ hộ nghèo 1 – 1.2%/năm
Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
Ngoài những chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 đã nêu tại bảng 3.1, tỉnh Bình Thuận còn đặt ra một số chỉ tiêu như: chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 4,500 doanh nghiệp hoạt động; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP đến năm 2020 đạt khoảng 70%; bình quân năng suất lao động tăng từ 5.5%/năm trở lên; thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của DN trong tỉnh với DN cả nước.
3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội.
Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng hóa; chú trọng các ngành, lĩnh vực có lợi thế: Công nghiệp năng lượng; Công nghiệp khai thác - chế biến sâu quặng sa khoáng titan; Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản; Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp đóng, sửa tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững. Cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung; phát triển vững chắc các
loại cây trồng chủ lực có lợi thế như cây thanh long, cao su và các loại cây trồng phù hợp với địa phương, Thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Phát triển mạnh thương mại, coi trọng khai thác và phát triển thị trường nội địa thông qua việc tổ chức tốt các kênh phân phối vật tư, hàng tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm lợi thế của địa phương. Khai thác có hiệu quả các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm. Tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến, hạn chế dần ủy thác xuất khẩu, mua bán biên giới và sản phẩm sơ chế, gia công. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành du lịch một cách bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
3.2. Định hướng kinh doanh tại Agribank Bình Thuận.
3.2.1. Định hướng tăng trưởng TDDN tại Agribank Bình Thuận.
Agribank Việt Nam triển khai thực hiện Đề án Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với 3 mục tiêu chính:
- Tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc. Khẩn trương xử lý thu hồi các khoản nợ xấu đã được giải quyết trong các năm trước, đảm bảo lành mạnh, công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Triển khai phương án kinh doanh, phương án nâng cao năng lực tài chính, phương án áp dụng tiêu chuẩn Basel II... hướng tới mục tiêu xây dựng Agribank thành NHTM lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam.
- Chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng thực hiện phương án cổ phần hóa ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt, trong đó có việc thuê tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và các thủ tục cần thiết khác.
Bám sát định hướng kinh doanh của Agribank Việt Nam và các chương trình phát triển KTXH của tỉnh, Agribank Bình Thuận đã xác định những định hướng phát triển nói chung và trong lĩnh vực tín dụng doanh nghiệp nói riêng như sau:
- Phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu trong việc mở rộng thị phần tín dụng của trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đặc biệt là TDDN, tăng trưởng tín dụng đảm bảo an toàn, bền vững. Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với tăng trưởng nguồn vốn huy động tại địa phương, Agribank Bình Thuận xem huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định khả năng tăng trưởng tín dụng. Trong công tác huy động vốn không hạn chế mức tối đa, phấn đấu đủ vốn để tăng trưởng tín dụng và dần dần không sử dụng vốn từ trụ sở chính.
- Hoạt động tín dụng ngân hàng phải bám theo định hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, hướng mọi hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở hạn chế thấp nhất rủi ro trong công tác cho vay, đồng thời tiết giảm chi phí hoạt động. Qua đó thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển và góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của NHNN.
- Gắn hoạt động TDDN với chính sách tín dụng của Nhà nước và định hướng phát triển KTXH tại địa phương, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh phát triển; trong đó với vai trò của một NHTM nhà nước trên địa bàn, chi nhánh tiếp tục ưu tiên thực hiện các chương trình cho vay theo thông tư 39/2016/TT-NHNN hỗ trợ các doanh nghiệp nằm trong các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên phát triển DNNVV; theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT; theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; theo Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, cho vay hỗ trợ nhà ở và Nghị quyết số 61/NQ-CP năm 2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 02...
- Đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng là nhiệm vụ thường xuyên được đặt lên hàng đầu trong công tác tín dụng tại chi nhánh, với phương châm "Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với công tác nâng cao chất lượng tín dụng", trên cơ sở nâng cao