6. Những đóng góp mới của luận văn
3.3.2.2. Kiểm soát nợ xấu phát sinh
Nợ xấu là vấn đề bình thường và đương nhiên, là rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên điều không bình thường là khi tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức cho phép trên dư nợ. Một tỷ lệ nợ xấu thấp trên tổng mức dư nợ phản ánh được chất lượng tín dụng tốt tại ngân hàng và ngược lại.
Với phương châm “Phòng cháy hơn chữa cháy”, ngân hàng cần có nhiều biện pháp theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của DN nhằm phát hiện sớm khả năng
phát sinh nợ xấu để có biện pháp, cách thức giúp người vay có thể thanh toán nợ vay đúng hạn. Công việc này sẽ có tác dụng tích cực trong việc tăng trách nhiệm trả nợ của người vay, hạn chế việc DN sử dụng vốn sai mục đích hoặc cố tình quên kỳ hạn trả nợ. Nó cũng giúp ngân hàng thường xuyên quản lý, nắm bắt được tình hình thực tế của DN, thực trạng sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.
Khi DN có dấu hiệu không thanh toán nợ vay đúng hạn, việc đầu tiên cán bộ tín dụng cần làm là đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề và áp dụng các biện pháp để điều chỉnh tình huống của DN. Một số biện pháp có thể áp dụng là: Cán bộ tín dụng có thể cho lời khuyên hoặc cố vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề như bán sản phẩm, thanh toán công nợ, kế hoạch sản xuất kinh doanh.... hoặc mời chuyên gia về tư vấn cho doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi và bảo toàn vốn, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn.
Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi đến hạn, cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi KHDN một cách chặt chẽ có hệ thống. Đồng thời cán bộ tín dụng cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn hàng ngày, sự hỗ trợ của cán bộ lãnh đạo, cán bộ liên quan khác để phục vụ cho việc đôn đốc, thu hồi hoặc xử lý nợ đạt kết quả tốt nhất. Ngân hàng cần thường xuyên phân loại các khoản nợ đến hạn để đề ra biện pháp đôn đốc thu hồi, xử lý phù hợp với từng doanh nghiệp, từng khoản vay đồng thời gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng.
Để giảm thiểu nợ xấu phát sinh, tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, trước hết phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung hoàn chỉnh, bảo đảm hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý. Đồng thời cần tổ chức đánh giá lại hiện trạng, giá trị của các tài sản đảm bảo theo định kỳ và tiến hành phân loại các tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp.